Truyện của Ôn Thụy An nổi tiếng với bạn đọc bởi những tình tiết hấp dẫn đầy thu hút, lối viết văn dung dị đầy sức hút, các nhân vật được xây dựng một cách tỉ mỉ, tình tiết logic và có những bất ngờ thú vị. Đọc truyện Lý Bố Y Thần Tướng bạn sẽ thấy rõ hơn những điều này, và có những trải nghiệm thú vị.
Lý Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt gồm có:
***
Trong số các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái, Ôn Thụy An nổi tiếng là nhà văn trẻ tuổi tài hoa nhất. Thậm chí ông còn được gắn trọng trách gánh vác đại cục sau khi nhà văn Cổ Long qua đời và nhà văn Ngọa Long Sinh sức khỏe suy yếu.
Điểm nóng của thập niên 90 Ôn Thụy An từng được giới phê bình nhận xét là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn võ hiệp Trung Quốc của thập niên 90. Nhiều người còn cho rằng văn chương của ông có thể sánh ngang với Cổ Long, hoặc thậm chí cả Kim Dung.
Sách của Ôn tiên sinh luôn ăn khách trên cả thị trường đại lục lẫn Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều người hâm mộ ở Singapore, Malaysia còn tôn ông như vị anh hùng. Chỉ tính tới năm 1992 khi mới 38 tuổi, ông đã tung ra thị trường tới 382 tác phẩm. Ôn Thụy An cũng là tiểu thuyết gia võ hiệp Trung Quốc đầu tiên được chuyển thể tác phẩm sang tiếng Hàn và đăng tải dài kỳ trên báo chí xứ sở kim chi. Vốn xuất thân từ nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, Ôn Thụy An có vốn kiến thức rất sâu rộng, được nhiều người kính nể. Ông từng đăng nhiều bài viết rất sâu sắc về tâm lý học hiện đại và sử học Trung Quốc.
Bộ tiểu thuyết đầu tay của ông có tên "Tứ đại danh bổ hội kinh sư" được hoàn tất năm ông mới 20 tuổi, gây chấn động cả giới võ hiệp. Ôn Thụy An từng được coi là thần đồng văn học bởi ông bắt đầu sáng tác và thành lập văn xã từ năm 9 tuổi, sáng lập Lục châu kỳ san năm 13 tuổi, chủ biên Trung hoa nguyệt san năm 15 tuổi, cùng sáng lập Thiên lang tinh thi xã năm 17 tuổi. Trong 6 năm sinh sống tại Đài Loan, ông từng ôm đồm chủ trì Thần hoa xã, Thanh niên Trung Quốc tạp chí xã; quản lý Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện ban; tổ chức Trường giang văn xã và nhiều công ty xuất bản…
Vốn tính quảng giao, ưa kết bằng hữu, Ôn Thừa An có rất nhiều anh em kết nghĩa y hệt các nhân vật giang hồ trong giới võ hiệp của ông. Có lúc số anh em kết nghĩa của ông chỉ tính riêng ở Đài Loan đã tới trên trăm người. Khi chuyển sang sinh sống tại Hồng Kông, ông vẫn giữ thói quen này. Cuộc đời Ôn Thụy An được chia làm hai mốc lớn: Thời kỳ ông sinh sống tại Đài Loan (1974-1981) được coi là thời kỳ bắt đầu nổi tiếng và xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng. Các tác phẩm của ông trong thời kỳ này mang khuynh hướng lý tưởng hóa khá rõ và dấu vết mô phỏng Cổ Long cũng đậm nét.
Thời kỳ ông sinh sống tại Hồng Kông (1982-nay) được coi là thời kỳ thăng hoa trong sự nghiệp. Các tác phẩm thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, giọng điệu thâm trầm. "Chưởng môn " đa tài Do tài năng văn chương phát rộ từ bé, Ôn Thụy An không chỉ là tiểu thuyết gia võ hiệp kiệt xuất, mà còn là nhà văn trẻ đa tài, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Ông sáng tác liên tục với cường độ làm việc khiến nhiều người không khỏi kính phục. Các tác phẩm của ông liên tục ra mắt độc giả với nhiều thể loại: thơ (Tướng quân lệnh, Sơn hà lục, Sở Hán…), tản văn (Cuồng kỳ, Long khốc thiên lý, Thiên hạ nhân, Thần châu nhân, Trung Quốc nhân, Bất nhượng thiên vô kinh hỉ, Thủy tính dương hoa, Phong hoa…), tiểu thuyết không thuộc loại võ hiệp (Tạc ngấn, Kim chi hiệp giả, Tuyết tại thiêu, Thôn hỏa tình hoài, Tha nam hữu đích nữ hữu…), phê bình tiểu luận (Hồi thủ mộ vân viễn, Đàm Tiếu ngạo giang hồ, Phân tích Tuyết sơn phi hồ, Uyên ương đao…).
Bên cạnh các tiểu thuyết võ hiệp, dòng tiểu thuyết tình yêu của Ôn Thụy An cũng được độc giả rất yêu thích do miêu tả cực kỳ tinh tế thế giới tình cảm và những rung động sâu sắc của con người. Ôn Thụy An trong đời sống còn là một người rất đam mê võ thuật và không ngừng luyện tập. Đây cũng là một ưu điểm lớn giúp ông miêu tả thế giới võ hiệp thực sự sinh động và đầy hấp dẫn. Bên cạnh các Hiệp hội Văn học, xã đàn, Ôn Thụy An còn tích cực tham gia sáng lập các hội võ như Thí kiếm sơn trang, Cương kích đạo võ thuật huấn luyện bang…
Ôn Thụy An được coi là một đại hiệp “nhiệt tình như lửa, hào khí ngất trời”. Nhân cách hiệp nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, hành hiệp trượng nghĩa của ông khiến nhiều người yêu quý và đi theo. Không ít người còn cho rằng ông có tài năng lãnh tụ bẩm sinh. Khi mới 38 tuổi, Ôn Thụy An đã tung ra thị trường tới 382 tác phẩm hấp dẫn Ôn Thụy An chủ trương sáng tác dòng tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái, quyết tâm đổi mới văn học kiếm hiệp với đặc điểm sáng tạo nên hình tượng hiệp sĩ bình dân. Đây cũng chính là một thành tựu của tiểu thuyết võ hiệp siêu tân phái. Tuy nhiên chủ trương siêu tân phái của ông không hoàn toàn thoát ly khỏi truyền thống tiểu thuyết võ hiệp và bối cảnh, cơ sở của văn hóa truyền thống. Mặc dù được công chúng ca tụng hết lời, Ôn Thụy An chỉ khiêm tốn thừa nhận ưu thế lớn nhất của ông là tuổi trẻ. Ông kém Kim Dung những 30 tuổi. Do trẻ tuổi, ông có thể dễ dàng hiểu được tâm tư tình cảm và khát khao của giới trẻ, càng thấu đáo hơn về thời đại sống gấp gáp và nắm được sở thích cùng nhu cầu của độc giả thời hiện đại.
Nếu chia các tiểu thuyết gia võ hiệp tân phái ra thành 3 thế hệ: thế hệ 1 như Kim Dung, Lương Vũ Sinh, thế hệ 2 như Cổ Long, thì Ôn Thụy An được xếp vào thế hệ thứ 3.
***
Phái Điểm Thương là một trong sáu trụ cột của "Đao bính" hội.
Khâu Đoạn Đao là trụ cột của phái Điểm Thương, người trên giang hồ đồn rằng nếu không có ông ta, Điểm Thương chỉ là một phái nhỏ như mấy trăm năm về trước.
Ngày nay Điểm Thương đã là một trong sáu trụ cột của Đao Bính hội tại Giang Nam.
Đao Bính hội tại Giang Nam là đầu não của bạch đạo võ lâm, tiếng tăm tuy chưa bằng phái Thiếu Lâm, Võ Đang với cơ nghiệp hàng trăm năm, nhưng về thực lực thì hơn hẳn.
Cho nên có người bảo Khâu Đoạn Đao chẵng những là của báu của phái Điểm Thương mà võ công và thực lực của ông ta còn hơn cả chưởng môn của phái này là Chung Thác. Do vậy cứ mỗi lần đến kỳ tỷ thí giành Kim ấn giữa hay phe hắc bạch trên ngọn Phi Lai hằng năm, ông ta đều thay mặt phái Điểm Thương ứng chiến.
Vũ khi của Khâu Đạon Đao là một thanh đao gãy.
Thanh đao của ông ta được gọi là "Trảm tận thiên hạ ác nhân chi thủ" ( chém hết đầu của kẻ ác trong thiên hạ)
Dù đi đâu, ông của mang theo thanh đao này, đao của ông không có vỏ, ông không cần dùng vỏ.
Đi đâu cũng kè kè thanh đao, bởi vậy người ta gọi tên ông là "Đoạn Đao".
… Đêm nay Khâu Đoạn Đao giết người.
Bảy tên lưu manh bức hiếp một cô gái nhà lành trong ngõ tối,ông bắt gặp, liền ra tay giết người.
Giết bảy người ông chỉ cần chém hai nhát đao.
Giết người xong, ông chợt nhận ra bao năm qua, ngày nào hai tay cũng vấy máu.
Đêm đã khuya, mảnh trăng tàn ló ra trên khoảng không của ngõ nhỏ, lòng người giang hồ có chút cô đơn, Khâu Đoạn Đao thấyhơi bùi ngùi.
Bùi ngùi thì bùi ngùi, ông ta cũng không hối tiếc, cũng chưa từng hối tiếc, có lẽ hễ bước chân vào giang hồ thì chẳng có chỗ cho tâm trạng hối tiếc, cũng giống như khi bị bắt, tên trộm tiếc sao mình không mau chân hơn chứ không phải tiếc vì mình đã làm trộm.
Khâu Đoạn Đao thở dài.
Lúc này trong ngõ nhỏ tối om, hăng hắc mùi hôi bỗng vang lên một âm thanh nho nhỏ.
Khâu ĐoạnĐao chột dạ: Là mèo ư? Hay chuột? Cô gái lúc nãy vẫn còn khóc rưng rức nhưng giờ này chợt im bặt, Khâu Đoạn Đao cúi xuống sờ mũi nàng mớt biết nàng đã chết.
Ông giật thót tim.
Lúc nãy nàng rất sợ hãi nhưng không đến nỗi tắt thở thế mà bây giờ…
Khâu Đoạn Đao cảnh giác, nạt một tiếng:
- Ai?
Ông đã giết không ít người, nghĩ tới trong xó tối nhưng có vô số hồn ma dữ tợn, tim ông ta đập nhanh hơn.
Ông có thể cảm nhận được trong xó tối đúng là có người, hầu như ông nghe được tiếng thở ma quái của người đó.
Ông giở thanh đao gãy, gằn giọng quát:
- Ai?
…
Mời các bạn đón đọc Lý Bố Y Thần Tướng Hệ Liệt của tác giả Ôn Thụy An.