Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hải Hưng, trong một gia đình Nho học. Chính nơi sinh cũng là quê hương ông.

Ông bắt đầu viết văn rất sớm, ngay từ khi còn đương học ở trường Bưởi. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông là Kiếp hồng nhan xuất hiện năm 1923, khi ông tròn hai mươi tuổi. Từ đó ông viết nhiều truyện ngắn và truyện dài đăng trên các báo đương thời. Năm 1932 ông bắt đầu được bạn đọc chú ý khi cuốn truyện dài Những cảnh khốn nạn ra đời và nổi tiếng sau khi ra tập Kép Tư Bền (1935).

Ông viết văn vừa dạy học cho đến Cách mạng tháng Tám. Do tham gia hoạt động trong phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học rồi Đảng xã hội Pháp, và bắt liên lạc được với những người cộng sản Đông Dương, ông luôn luôn bị Sở mật thám theo dõi. Hai lần ông bị bắt giữ rồi lại được thả vì không đủ chứng cớ kết tội. Lần cuối cùng, ông bị Nhật bắt giam cho đến ngày khởi nghĩa tháng Tám.

***

Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan gồm có:

  • Bước Đường Cùng
  • Cô Giáo Minh
  • Lá Ngọc Cành Vàng

***

Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.

Bản thân Nguyễn Công Hoan từng cho biết: Thời gian ấy (1938), vì có mối quan hệ gần gũi với những anh em chính trị phạm cũ, trong đó có những người cộng sản (ông là công chức duy nhất của chính quyền thực dân dám có mặt trong đám cưới của Phan Đình Khải, tức đồng chí Lê Đức Thọ sau này), nên Nguyễn Công Hoan bị mật thám Pháp theo dõi gắt gao. Rốt cục, dù không hề mắc mớ gì trong quá trình dạy học, ông vẫn bị thuyên chuyển từ một trường ở Nam Định lên một trường ở Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh), việc bấy giờ bị coi như một sự "đày ải". Nguyễn Công Hoan rất bức xúc. Ông phản ứng: "Mày đã khỏe đổ cho ông là cộng sản, thì ông cộng sản cho mày xem". Vậy là ông viết tiểu thuyết "Bước đường cùng".

Viết "Bước đường cùng", tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ lại viết văn.

Nguyễn Công Hoan đã viết cuốn sách trong tâm trạng "viết ngày viết đêm, viết cho chóng xong để còn đi chơi nhiều nơi, trước khi ra "an trí" tại Trà Cổ". Ông kể: "Vừa nghĩ, vừa viết, vừa sửa, tôi đã hoàn thành cuốn truyện trong 16 hôm (1/16 tháng 7 năm 1938). Vì đã ngồi trước cái bàn cao quá tầm tay liền trong nửa tháng để viết, nên phải dùng nhiều gân sức, tôi đã bị sái bả vai bên phải đến ba năm. Mấy năm nay, vì tuổi cao, sức yếu, đến mùa rét, hoặc gặp thời tiết ẩm thấp, bệnh ấy lại trở thành tật".

Mời các bạn đón đọc Tiểu Thuyết Nguyễn Công Hoan của tác giả Nguyễn Công Hoan.