Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Việt Sử Toàn Thư: Từ Thượng Cổ Đến Hiện Đại - Phạm Văn Sơn

"Chim Việt làm tổ cành nam (Việt điểu sào nam chi)", một câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa một ý nghĩa thật sâu: người Việt Nam không bao giờ quên được cội nguồn của mình! Nhờ tinh thần đó mà trên trường quốc tế, dù phải chịu một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây. Nhưng hiện nay, với chính sách hủy diệt văn hóa truyền thống dân tộc trong nước, và sức lôi cuốn mãnh liệt của nền văn minh vật chất Âu Mỹ ngoài nước, dân tộc chúng ta đang phải đối đầu với một hiểm họa diệt vong mới, có mức độ trầm trọng hơn tất cả các hiểm họa đã gặp phải trong quá khứ. Chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, phát xuất từ đáy lòng của mọi người Việt mới giúp chúng ta vượt qua được hiểm họa này. Chỉcó lòng yêu quê hương thiết tha mới là động cơ bắt chúng ta chung góp tâm trí vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa cao quý của cha ông để lại.

Với mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng lòng yêu nước cần thiết trong lòng mọi người Việt tại Nhật, sinh thành những tâm hồn thiết tha với quê hương, dân tộc, chúng tôi đã mạn phép in lại 600 bộ Việt Sử Toàn Thư này của Sử Gia Phạm Văn Sơn để phân phối trong cộng đồng người Việt tại Nhật. Với công trình khảo cứu sâu rộng của Sửgia yêu nước Phạm Văn Sơn và tính chất khách quan, dân tộc, khoa học, phong phú, giản dị. của bộsách này, chúng tôi mong muốn mỗi gia đình Việt Nam tại Nhật sẽcó ít nhất một bộ, lúc nào cũng có trong nhà, đểdễdàng chỉdạy con em vềlịch sửhào hùng bất khuất của dân tộc Việt. Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ Hiệp Hội Liên Đới Người Tỵ Nạn Đông Dương đã yểm trợ toàn thể chi phí để in lại bộ sách này. Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật Bản Nhật Bản

***

Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Mục lục
1 Thân thế
2 Sách
3 Chú thích
4 Liên kết ngoài
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1915 tại tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc về thành phố Hà Nội).

Trong vai trò người viết sử, ông cộng tác với Tập san Sử Địa (do một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn sáng lập) và viết rất nhiều bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ",… Ông cũng biên khảo rất nhiều sách sử, trong đó có bộ sách sử công phu nhất của ông là Việt sử tân biên, gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng quyển từ năm 1956 đến năm 1972.

Khi là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông từng là Chỉ huy trưởng trường Quân báo và Chiến tranh tâm lý Cây Mai. Chức vụ cuối cùng năm 1975 là Đại tá, trưởng Khối Quân Sử, Phòng 5 (Phòng Nghiên cứu) bộ Tổng Tham mưu.

Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú (nay đã đổi lại thành huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ như cũ, giống trước năm 1954).

***

Từ mười hai năm nay, bước chân vào làng sử học, chúng tôi đã được hân hạnh giới thiệu các bạn văn gia trí thức và học sinh một tổ tác phẩm nhỏ như Việt Nam Tranh Đấu Sử, Việt Nam Hiện Đại Sử Yếu, Vĩ Tuyến 17, Việt Sử Tân Biên quyển I, II, III.

Những cuốn sách này được tái bản nhiều lần và trước những sự đóng góp của chúng tôi đối với văn hóa nước nhà, các bạn đọc đã tỏ có nhiều cảm tình và tin cậy, do đó để tạ lòng tri kỷ bốn phương hàng năm chúng tôi tiếp tục gửi đến tay các bạn những tác phẩm về sử học.

Gần đây, Việt sử tân biên được các bạn trí thức trong nước và ngoài nước đặc biệt lưu ý và tán thưởng trên các báo Bách Khoa, Thế Giới Tự Do, Tân Dân, Chỉ Đạo, Ngôn Luận, Tự Do, v.v… nhưng bộ sử này còn tới 4 cuốn nữa mới hết, tức là phải xuất bản đều đặn luôn bốn năm mới hoàn thành.

Trong lúc này, nhiều bạn giáo sư và học sinh thường gửi thư đến chúng tôi yêu cầu nên gấp rút soạn một cuốn Việt sử tân biên thâu hẹp gồm đủ chi tiết từ Thượng cổ thời đại đến hết thời Pháp thuộc để tiện dụng hơn trong các trường học. Theo ý các bạn, Việt Sử Tân Biên gồm 7 cuốn chỉ lợi ích nhiều cho các giáo sư sử địa, các văn gia trí thức cần biên khảo rộng rãi và cho một số sinh viên nặng tình đặc biệt với sử học. Quả vậy, chúng tôi đã đọc khá nhiều sách, chuyện ký để viết một bộ sách có mục đích giúp các bạn kể trên khỏi mất nhiều thời giờ tìm tòi sử liệu và nghĩ ngợi về sự bình giải, mặc dầu công việc của chúng tôi vẫn có thể còn nhiều khuyết điểm.

Ngoài ra, từ trên 30 năm nay, tuy trong các thư viện của chúng ta đã có một sách về lịch sử, nhưng các sách này vẫn còn mang nặng ảnh hưởng của tư tưởng thời phong kiến, đế quốc. Nếu cần tiến bộ, tất nhiên ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại.

Hôm nay, Việt Sử Toàn Thư ra mắt các bạn. Chúng tôi hy vọng tác phẩm này sẽ hợp với nhu cầu của tình thế một phần nào, góp được ít nhiều công quả cần thiết cho sự phát triển và xây dựng văn học của nước nhà trong giai đoạn mới của lịch sử. Tuy nhiên do sử học nước nhà chưa hết phôi thai, ấu trĩ, sử liệu lại thất đắc khá nhiều qua các quốc biến, sách này không khỏi có điều lỗi lầm, sơ sót. Trong khi chờ đợi một hoàn thiện, chúng tôi xin sẵn sàng chào đón sự uốn nắn và chỉ bảo của các bạn trí thức gần xa.

Sài gòn ngày 14 tháng 3 năm Canh Tý

Phạm Văn Sơn

Mời các bạn đón đọc Việt Sử Toàn Thư: Từ Thượng Cổ Đến Hiện Đại của tác giả Phạm Văn Sơn.