Chiến tranh đã đẩy biết bao người vào con đường tha hương khi mỗi bến đỗ đều chỉ là tạm bợ cho đến lúc họ bị dồn đuổi đến nơi khác. Kern, một chàng thanh niên Đức, chạy trốn chế độ Quốc xã bạo tàn, lưu lạc đến Áo, bị trục xuất sang Thụy Sĩ, rồi lại tìm đường trốn sang Pháp… Trong cuộc hành trình bất định ấy, anh có duyên gặp gỡ những con người tốt bụng như Steiner, Marill; họ đã cưu mang, giúp đỡ anh trong cuộc sống khó khăn nơi đất khách. Số phận cũng cho anh gặp Ruth – người con gái mang đến cho anh một tình yêu, một niềm an ủi, một hy vọng mới. Họ đến với nhau bằng sự cảm thông sâu sắc giữa hai con người cùng cảnh ngộ. Họ yêu nhau và làm mọi cách để được ở bên nhau bất chấp những lần bị bắt giam, bị trục xuất. Hành trình của họ tựa như bản du ca của những con người không còn đất sống, chỉ có thể bám víu vào con thuyền mang tên hy vọng và tình người.
***
Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình.
Ra đời năm 1939, Bản du ca cuối cùng (Liebe Deinen Nächsten) là thiên tiểu thuyết đầu tiên của Remarque viết về những thân phận người trôi nổi trong cuộc sống lưu vong. Tác phẩm đã tái hiện một châu Âu trong thời kỳ tối tăm ly loạn, nhưng đằng sau đó lại là bài ca về cái đẹp, cái thiện, về niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và con người.
Những tác phẩm tiêu biểu:
Hầu hết các tác phẩm đều mang khuynh hướng phê phán và tố cáo xã hội mãnh liệt đồng thời miêu tả sức hủy hoại kinh hoàng của cuộc chiến tranh đế quốc đối với thể chất và tinh thần của con người.
***
Steiner tới nơi lúc mười một giờ trưa. Anh gởi vali tại nhà ga và đi thẳng tới bệnh viện. Anh không có thì giờ nhìn thành phố, anh chỉ thấy những đợt sóng người và xe cộ cùng những dãy nhà.
Anh dừng lại trước một tòa nhà đồ sộ trắng, do dự một lúc. Anh nhìn cái cổng rộng lớn và những dãy cửa sổ ở các tầng lầu cao. Một chỗ nào trên đó… nhưng có chắc không… Anh mím môi bước vào.
Hắn hỏi cô thư ký:
- Xin cô vui lòng cho biết giờ thăm bệnh.
- Hạng mấy…
- Không rõ. Tối mới tới đây lần thứ nhứt.
- Ông muốn thăm ai…
- Bà Marie Steiner.
Anh ngạc nhiên khi thấy cô thơ ký vẫn dửng dưng lật sổ. Anh đã tưởng tượng là trần nhà sẽ đổ xuống hoặc nữa người y tá ngồi ở bàn giấy sẽ nhảy dựng lên chạy ra ngoài hô hoán khi nói tới tên Steiner.
Cô y tá vẫn tiếp tục lật sổ vừa dò tìm vừa nói:
- Nếu nằm phòng hạng nhất thì được thăm suốt ngày.
- Chắc không phải hạng nhất. Có thể là hạng ba.
- Giờ thăm ở hạng ba là từ ba giờ đến năm giờ.
Cô y tá tiếp tục tìm:
- Lúc nãy ông nói tên gì…
- Steiner, Marie Steiner.
Steiner cảm thấy cổ họng như khô đắng. Anh nhìn chăm chăm vào khuôn mặt búp bê của người nữ y tá. Anh chờ cô ta nói tiếng “Đã chết”.
- Đây, Marie Steiner, hạng nhì, phòng 505, lầu 5. Giờ thăm là từ ba tới sáu.
Steiner mừng rỡ:
- 505. cám ơn, cám ơn cô nhiều lắm.
Tuy nhiên anh vẫn còn đứng đó. Chuông điện thoại reo, cô y tá vừa nhấc máy vừa hỏi:
- Ông còn cần gì không…
- Bà Steiner còn sống hay đã chết…
Cô y tá đặt máy xuống. Chuông tiếp tục reo. Cô ta trả lời:
- Dĩ nhiên là còn sống. Nếu không thì phải có lời phụ chú bên cạnh tên.
- Cám ơn cô.
Steiner phải cố gắng lắm mới không hỏi là có thể lên thăm được ngay bây giờ không.
Anh đi lang thang qua nhiều con đường vòng khu bệnh viện. Thình lình, anh sợ bị nhận diện. Anh không sợ cho mình mà chỉ sợ bị bắt trước khi nhìn mặt vợ. Anh tìm một quán nhỏ trên con đường vắng nào đó ngồi chờ tới giờ thăm. Anh gọi thức ăn nhưng không nuốt nổi.
Gã hầu bàn ngạc nhiên:
- Ông ăn không vừa miệng…
- Không. Ngon lắm. Cho tôi một ly Kirsh.
Steiner cố nuốt trôi bữa ăn rồi hỏi mua một tờ báo và gói thuốc. Anh cố đọc báo để quên thì giờ nhưng rồi cũng không đọc nổi. Anh tưởng tượng là Marie đang lịm chết ngay trong lúc nầy, thấy mặt vợ ướt đẫm mồ hôi vì đau đớn trước khi chết. Anh phải hết sức tự chủ mới không đứng lên chạy thẳng tới bệnh viện. Kim đồng hồ từ từ xê dịch như cánh tay định mệnh muốn làm hắn nghẹt thở bằng sự chậm chạp, nặng nề.
Anh ném tờ báo qua một bên rồi đứng lên. Gã hầu bàn đang đứng xỉa răng, thấy khách rời bàn gã tới gần hỏi:
- Thưa, tính tiền…
- Không, cho một ly bia nữa.
Gã hầu bàn rót cho hắn một ly bia. Anh mời:
- Bồ cũng uống một ly đi.
- Cám ơn.
Gã hầu bàn rót ngay cho mình một ly bia rồi nâng ly lên với hai ngón tay:
- Kính ông.
…
Mời các bạn đón đọc Bản Du Ca Cuối Cùng của tác giả Erich Maria Remarque.