Hình như trong mỗi con người của chúng ta đều có Một mái nhà xưa để mà hướng vọng, quay về sau những phen thăng trầm, điêu đứng. "Mái nhà xưa chưa về nhưng tâm hồn vẫn chảy tuôn về cõi trú, nơi ấy từng đêm đen những tiếng lang thang gào thét nhẹ nhàng".
Mái nhà xưa ở đây, có thể là một hoài niệm xanh xao của tuổi trẻ đã dần dà trôi tuột mà bao nhiều mộng đời, mộng nước chỉ còn thoảng lại một chút dư thanh lăng lắc ở bèn trời lận đận, với một tâm sự bi hùng "đầu tiên bạch"; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là một cuộc tình mong manh vội tắt mà hai kẻ yêu nhau chỉ còn biết ngoảnh mặt bước đi để từng đêm nghe âm thầm réo lên biết bao là tiếc nuối; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là một tiếng Đạo đầy tròn viên mãn mà con người băn khoăn thao thức muốn tìm ra để nương náu cho qua mấy cơn phũ phàng gió bụi.
Nhưng với Hermann Hess trong tác phẩm này, thì Mái nhà xưa ấy còn có tên là Rosshalde, một ngôi biệt trang lộng lẫy, huy hoàng mà vì mối bất hòa của đôi vợ chồng cho nên cái chốn "Rosshalde tuyệt vời, hạnh phúc, đẹp đẽ… đó đã thành ra một chốn thống khổ và ghê tởm" Dường như dấy là cái bi lụy lớn nhất của con người. Và với Hermann Hesse thì điều đó lại là một điều không sao chịu nổi. Từ đấy viết lách đối với ông là một ghi nhận trung thành cái hệ lụy nhân sinh ấy với một tấm lòng xót xa vô hạn. Do đấy, toàn bộ tác phẩm của ông không phải là một ghi nhận bất cứ tiến trinh kỹ thuật văn chương nào, mà là tiếng nói phát xuất từ con tim, tiếng nói người-rất-người của một tâm hồn đã trải qua mấy mùa ở địa ngục. Cho nên ta không lấy làm lạ gì vào thuở sinh thời Hermann Hesse đã được rất nhiều nam nữ thanh niên ngưỡng mộ, hàng năm họ đã tấp nập hành hương đến "khu vườn nho nhỏ" của ông để thăm hỏi ông và hằng năm ông nhận được không biết bao nhiêu là thư từ cậy nhờ giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống.
Hầu hết các tác phẩm của ông đều phần nào phản ảnh cuộc sống của ông một cách nồng nàn và ray rứt. Đâu mái nhà xưa chính là phản ảnh cuộc tan vỡ hôn nhân của ông, (Hesse đã trải qua ba lần kết hôn) và nhân vật chính trong tác phẩm này, nhà danh họa nổi tiếng thế giới Johann Veragutli có phần nào bóng dáng của ông vậy. Đây cũng là tác phẩm cảm thương nhất trong toàn bộ tác phẩm của ông. Ta thử tưởng tượng xem có gì cay đắng và xót xa hơn khi hai vợ chồng cùng sống trong một ngôi nhà, cùng ăn một bàn, lại như là hai kè xa lạ với nhau mà còn có phẩn căm hận với nhau nữa. Và cái gạch nối duy nhất giữa "hai kẻ cô đơn" ấy là một đứa con khôn ngoan dễ thương như một thiên thần, rồi một ngày kia cũng giã từ mặt đất mà đi! Ôi, đất ơi, cái đó có ý nghĩa gì?
Về một khía cạnh khác, đây còn là một cáo buộc hùng hồn về sự tranh chấp của người lớn đã làm di hại đến cái thế giới thuần khiết trinh nguyên của tuổi trẻ. Ta còn thấy rõ ẩn dụ ấy ở các cuộc tranh chấp của các Quốc gia, và kết quả là người dân đen vô tội phải gánh chịu hết mọi tai ương.
Cho nên ta không lạ gì khi tliấy Hermann Hesse sắp hàng bèn cạnh Romain Rolland (đây cũng là một con người rất người, một á thánh nữa vậy) trong công cuộc pacifits trong cuộc đệ nhất Thế chiến để nhận lãnh bao nhiêu lời thóa mạ nặng nề, nào là "Kẻ đê tiện", "Kẻ phản bội di sản Đức quốc" chỉ vì ông không đồng ý ở cái tinh thần hãnh tiến quốc gia để giết hại bất kỳ ai.
° ° °
Đâu mái nhà xưa kết thúc một cách nửa vời như một Sonate dang dở của Beethoven; (bản Sonate Fa thăng trưởng ấy vẫn còn thiên thu vang vọng nhưng Beethoven biết tìm Nữ Bá tước Theres Brunsvik ở nơi đâu với bức chân dung tự họa của nàng và mấy lời đề tặng rất là "lịch sự": "Xin tặng nhà nghệ sĩ vĩ đại, một thiên tài hiếm có, một người lương thiện")
° ° °
Và sau cùng khi bi kịch đã phóng thích ông, Veraguth đã lên đường sang Đông Phương nơi ông hy vọng "một khung cảnh mới mẻ thuần khiết và tự do từ lỗi lầm và khốn khổ sẽ bao bọc cưu mang ông".
Hình như suốt cuộc đời băn khoăn thao thức của Hermann Hesse đã làm nổi bật lèn một bức tranh mầu nhiệm: tác phẩm The Decline of the West của Oswald Spengler nổi bật trên nền lửa đạn của hai cuộc Thế chiến.
Và cũng hình như trong những đêm tối máu lửa của Việt Nam, có một câu hỏi âm thầm thảng thốt đặt ra: Chúng ta là người ở Phương Đông, bao giờ thì chúng ta cũng Trở về với Mái Nhà Xưa?
- Bao giờ? Bao giờ?
Vườn cô liêu giữa mùa hoa Hồng Thảo
Hoài Khanh
***
Mặt trời chiếu đỏ rực qua những đường viền của những đám mây đã tạnh mưa khi tiểu gia đình về nhà từ đám tang của Pierre. Bà Adele ngồi thẳng đon trong chiếc xe; gương mặt bà đã ráo hoảnh, hình như sáng rỡ và cứng ngắc một cách lạ lùng khi nhìn từ giữa chiếc nón đen và chiếc áo cắt cao. Khóe mắt Albert Sling vù lên và suốt cuộc hành trình cậu nắm chặt tay mẹ cậu.
- Thế là ngày mai con sẽ ra đi rồi - Veraguth nói trong cố gắng làm cho họ xao lãng - Đừng có lo lắng về sự việc ấy, ba sẽ theo dõi mọi sự cho xong xuôi. Ngẩng mặt lên đi, con.
Tại Rosshalde, khi họ từ chiếc song mã bước xuống những nhánh cây dẻ nhỏ xuống từng giọt lấp lánh dưới ánh sáng. Bị lóa mắt, họ bước vào ngôi nhà im lặng, nơi đây các chị giúp việc, trong y phục tang tóc, đã nói thì thầm khi họ chờ đợi, Veraguth khóa căn phòng của Pierre lại.
Cà phê đã sẵn sàng và ba người ngồi vô bàn.
- Tôi sẽ lấy phòng cho bà ở Montreux - Veraguth nói - Thấy rằng bà có một cuộc nghỉ ngơi tốt lành. Tôi cũng sẽ ra đi nữa, ngay khi tôi đã hoàn tất tại đây. Robert sẽ ở lại giữ cho nhà cửa được ngăn nắp. Hắn sẽ có địa chỉ của tôi.
Không ai nghe ông; một sự trống rỗng hổ thẹn sâu xa đã đè nặng lên tất cả bọn họ như một lớp sương mù. Bà Adele nhìn cố định yào khoảng không và gom lại các mẩu vụn từ chiếc khăn trải bàn. Bà giam mình trong nỗi thống khổ của bà, không muốn đứng dậy, và Albert đã bắt chước bà. Bây giờ bé Pierre đã chết rồi, tất cả sự hợp nhất ngoài mặt trong gia đình đã biến mất, cũng như sự lịch sự được duy trì bởi một nỗ lực của ý chí biến mất khỏi gương mặt một người ngay sau khi một người khách có quyền uy và gây hoảng sợ đã đi mất. Veraguth một mình nổi bật trên những cảnh ngộ đó, thủ cái vai trò của ông và bảo toàn sự che đậy giấu diếm của ông cho đến giây phút cuối cùng. Ông ngại rằng một cái cảnh nhi nữ thường tình có thể làm hư hỏng sự chia tay của ông với Rosshalde, và trong tâm hồn ông, ông đã đợi chờ một cách nồng nhiệt cho cái phút giây khi mà hai người bọn họ sẽ ra đi.
Chưa bao giờ ông cô đơn như thế như lúc ngồi trong cái tiểu phòng của ông vào chiều hôm ấy. ở đằng ngôi biệt trang, vợ ông đang thu xếp hành lý. Ông đã viết các bức thư cho Burkhardt, người mà tuy vậy vẫn chưa được kể về cái chết của Pierre, cho biết việc đi đến của ông; viết cho luật sư ông và ngân hàng, giao cho họ những chỉ thị sau cùng của họ. Rồi, khi chiếc bàn của ông đã dọn trống, ông dựng bức hình vẽ bé Pierre lâm chung trước mặt ông. Bây giờ thì em đã nằm dưới lòng đất rồi, và Veraguth tự hỏi không biết sẽ có bao giờ ông lại hiến dâng tâm hồn ông cho bất kỳ ai khác nữa như ông đã có với Pierre hay không, có bao giờ lại sẻ chia một cách sâu đậm với nỗi khốn khổ của bất kỳ ai khác nữa thế kia hay không. Bây giờ thì ông cô đơn trơ trọi.
Trong một lúc lâu ông nhìn vào bức họa của ông, đôi má tóp vô, đôi mi mắt khép lại trên cặp mắt sâu trũng xuống, đôi môi mỏng dán dính chặt vào nhau, đôi tay gầy gò một cách tàn nhẫn. Rồi ông bỏ cất họa phẩm của ông vào họa phòng, lấy chiếc áo khoác và đi ra ngoài. Trời đã về đêm trên trang viên và mọi vật đều yên tĩnh. Ở đằng ngôi nhà, một vài cánh cửa sổ đèn đã thắp lên; chúng chẳng có liên quan gì với ông nhưng ở dưới những cây dẻ đen đúa, trong con đường lát sỏi các bóng cây nhỏ đã ướt sũng nước mưa, và trong vườn hoa vẫn còn cái hơi thở của đời sống và kỉ niệm. Tại đây đã có lần Pierre - không phải mới những năm trước đây sao? - chỉ cho ông xem một con chuột nhỏ bị bắt, và ở kia cạnh cây hoa giáp trúc đào em đã nói chuyện với đàn bướm xanh, và em đã đặt ra những cái tên tưởng tượng âu yếm cho các bông hoa. Tại đây, giữa chuồng gà và chuồng chó, trên bồn hoa và trên lối đi dưới những cây quất, em đã hướng dẫn cái đời sống nhỏ bé của em và chơi các trò chơi của em; đây là ánh sáng của em, sự tự do, tiếng cười trẻ thơ và tất cả sự quyến rũ của tính ương ngạnh, bản chất độc lập vôn tự nhiên của em. Tại đây, không được quan sát bởi một người nào cả, em đã tận hưởng những lạc thú như con trẻ của em và sống trong những chuyện thần tiên của em và một đôi khi có lẽ em đã tức giận hay khóc lóc khi em cảm thấy bị phủ nhận hay hiểu lầm.
Veraguth đi lang thang đây đó trong bóng tối, thăm viếng mỗi địa điểm mà nó duy trì một hoài niệm về đứa con bé bỏng của ông. Sau cùng ông quỳ bên cạnh đông cát của Pierre và làm mát lạnh tay ông trong cát ẩm. Tay ông gặp phải một cái gì bằng gỗ và nhặt nó lên, ông nhận ra là cái xuổng xúc cát của Pierre, và rồi ông bẽ gãy đi, ý chí của ông đã bỏ mặc ông, và lần đầu tiên trong ba ngày khủng khiếp đó, ông đã khóc mà không kềm chế lại.
Ngày hôm sau ông có một cuộc nói chuyện cuối cùng với bà Adele.
- Hãy cố vượt qua nó đi - Ông nói - và chớ có quên rằng Pierre thuộc về tôi. Bà sẽ trao nó cho tôi rồi, và tôi cảm ơn về điều đó một lần nữa. Dẫu rằng tôi đã biết là nó sẽ chết, nhưng đó là lòng quảng đạx của bà. Và giờ đây hãy sống đúng như bà ưa thích, và đừng có hối hả về bất cứ điều gì. Hiện tại cứ giữ lại Rosshalde, bà có thể hối tiếc nếu bà bán nó đi quá sớm. Chưởng khế sẽ cho bà biết, ông ta nói rằng đất cát quanh đây chắc chắn lên giá. Tôi chúc bà được may mắn tốt nhất. Chẳng có gì lưu lại đây thuộc về tôi ngoại trừ đồ đạc trong họa phòng, tôi sẽ mang chúng đi sau đó.
…
Mời các bạn đón đọc Đâu Mái Nhà Xưa của tác giả Hermann Hesse.