Đêm cuối trong nhà ngục, Nguyễn Trãi nghĩ gì?
Cuốn sách này dẫn bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc của lịch sử thời đại Nguyễn Trãi.
Cuốn sách này cũng dẫn dắt bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc trong tâm hồn một con người mà về sau thế giới phải nghiêng mình.
Ngày 27 tháng 7 âm lịch 1442 (Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miềm đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương; Nguyễn Trãi đón vua ngự chúa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8 vua về Trại Vải (Lệ Chi Viên) - Bắc Ninh, đêm hôm đó thì băng hà. Lúc băng hà có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi, bên cạnh. Triều đình quy Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm đó.
Tập truyện này gồm có:
***
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 mất năm 1442, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi nước ta rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc với vai trò là mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao. Năm 1442, do bị hàm oan, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên Năm 1464, sau quá trình xem xét lại, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Những đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, là một khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng vì nước thương dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Ông đã giành cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng cống hiến cho lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần không nhỏ cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Với những đóng góp của Nguyễn Trãi trong thời đại của ông nói riêng, cho lịch sử quốc gia nói chung thể hiện ở những góc độ khác nhau.
***
Bùi Anh Tấn sinh ngày 22.12.1966, là nhà văn công an.
Anh bắt đầu sáng tác từ những năm đầu thập niên 90, nhưng chỉ thực sự tiếng nổi như cồn kể từ sau Một thế giới không có đàn bà ra đời năm 1999. Hai năm sau đó cuốn tiểu thuyết lĩnh liền hai giải A của cuộc thi Tiểu thuyết năm 1999-2001 và Giải thưởng văn học 1995-2005 (Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức). Sau đó, tác phẩm được dựng thành phim, Bùi Anh Tấn trở thành người đầu tiên trong làng văn học Việt đi sâu vào đề tài người đồng tính.
Các cuốn sách sau này của Bùi Anh Tấn lúc nào cũng nằm trong danh mục sách bán chạy và có tới phân nửa là viết về người đồng tính như Vòng tay không đàn ông, Phương pháp của A.C Kinsey (tiểu thuyết), Cô đơn, Bướm đêm (tập truyện ngắn)…
Một thế giới không có đàn bà thậm chí còn được đạo diễn Việt Kiều Canada Cường Ngô dựng lại thành phim truyện nhựa trong năm 2011 do chính tác giả viết kịch bản.
Trong vòng 10 năm đã cho ra đời 3 tập truyện ngắn, 2 kịch bản truyền hình và một màn ảnh rộng, hơn chục tiểu thuyết, ở nhiều đề tài khác nhau như: đề tài lịch sử (Nguyễn Trãi, Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng), tôn giáo (Không và sắc), chiến tranh cách mạng (Kế hoạch hậu chiến 72), tác phẩm biên soạn duy nhất của ngành công an viết về lực lượng CSĐB – Việt Nam Cộng Hòa (Cảnh sát đặc biệt). Cuốn tiểu thuyết ăn khách về đời sống hiện đại Bước chân hoàn vũ thì lại được viết “ngược” từ kịch bản sang tiểu thuyết.
Mời các bạn đón đọc Nguyễn Trãi của tác giả Bùi Anh Tấn.