Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Lịch sử Triết học Trung Quốc - Phùng Hữu Lan

Bộ sách gần như trở thành sách giáo khoa dành cho những ai muốn có cái nhìn tổng thể về một trong những nền triết học phát triển rực rỡ nhất thế giới.

Hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê đã lựa chọn cách biên soạn chia thành từng vấn đề, chứ không thành từng thời đại, từng môn phái… nên những bạn đọc muốn nhìn triết học Trung Quốc theo “chiều dọc” lịch sử phải vừa đọc vừa có động thái tự sắp xếp lại niên biểu của từng triết gia.

Lần này, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội cho xuất bản bộ sách Lịch sử triết học Trung Quốc qua bản dịch của Lê Anh Minh. Bộ sách đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực sử triết ở Trung Quốc ngay từ khi vừa xuất hiện năm 1931.

Theo dịch giả của bản Trung Quốc triết học sử từ nguyên ngữ ra tiếng Anh, tiến sĩ Derk Bodde, ở phần giới thiệu của bộ sách thì: “Quyển I bao quát thời đại Tử học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 trước Công nguyên, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hi vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử học cho đến hiện nay”.

LÃM NGUYÊN

Mặc dù những phát minh hiện đại thời nay đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng thực sự vẫn còn đó những rào cản về tri thức khiến con người cũng như các dân tộc chưa thể hiểu biết được lẫn nhau. Hiện nay, như ta rất thường thấy trong lịch sử thế giới, sự phát triển về giao tiếp vật chất đã vượt lên trước sự phát triển về giao tiếp trí tuệ; và chính trong thời đại mà các phương thức truyền thông phát triển nhanh như hiện nay thì việc hiểu biết và thông cảm giữa các dân tộc càng cần phải được quan tâm thực hiện.

Người ta luôn nghe những lời lẽ (thậm chí do các đại học giả phương Tây nói) đại loại như: “Thời Hôn Ám ở Âu Châu đã đẩy thế giới đến một trình độ văn hoá thấp nhất.” Nói như vậy là không biết rằng: cùng lúc với thời Hôn Ám ở Âu Châu, một nền văn hoá rực rỡ huy hoàng của nhân loại đang xảy ra dưới đời Đường tại Trung Quốc, và quyển sách đầu tiên của thế giới đã được in ra tại vương quốc này trong thế kỷ IX.2 Rất nhiều người chúng ta ở phương Tây đã có cái nhìn mà Trang Tử bảo là “ếch ngồi đáy giếng” (well-frog), tức là xem cả thế giới lớn bằng cái vòm trời qua miệng giếng. Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hoá Hi Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu được các nền văn hoá nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hoá của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có sự đánh giá khách quan.

Chính vì các nguyên do đó mà bản dịch Anh ngữ này ra đời, với niềm hy vọng rằng nó sẽ giúp phương Tây thấy được một học giả Trung Quốc vốn được đào tạo theo kiểu phương Tây đã nhận định thế nào về nền triết học của chính đất nước của ông. Đây là bản dịch của Trung Quốc Triết Học Sử, của Tiến sĩ Phùng Hữu Lan, tốt nghiệp Đại học Columbia (Mỹ) và hiện (1937) giảng dạy triết học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Lịch sử Triết học Trung Quốc gồm có:

  • Tập 1: Thời đại Tử Học
  • Tập 2: Thời Đại Kinh Học Mời các bạn đón đọc Lịch sử Triết học Trung Quốc của tác giả Phùng Hữu Lan.