Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Ngày Cuối Trong Đời Socrates - Plato

Ngày cuối trong đời Socrates là một loạt bốn cuộc đối thoại, ghi lại những thời khắc cuối đời của Socrates và những lời biện giải đanh thép của ông khi bị Bồi thẩm đoàn của Hội đồng Thành quốc kết tột tử hình vì bị cho rằng ông đã hủ hóa thanh niên, coi thường thần linh mà thành quốc tin tưởng.

Là tấm gương trong sạch, coi trọng danh dự và xem thường cái chết, Socrates đã từ chối sự giúp đỡ của bạn bè dù biết mình không thể sống được bao lâu, dù cho cái chết của mình là âm mưu đê hèn từ những kẻ tham quyền lực và bại hoại đạo đức.

Ông tuyên bố rằng “Tránh cái chết không khó, tránh đê tiện khó hơn nhiều. Vì đê tiện chạy nhanh hơn cái chết”.

***

Thông tin tác giả:

Plato - nhà triết học, tác gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Người đã đặt nền móng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tư duy và học thuyết chính trị của phương Tây

***

Bốn đối thoại xuất hiện cùng lúc trong Ngày cuối trong đời Socrates là do tất cả đều có tính cách tiểu sử, kể chuyện đời một người. Qua đó Plato trao độc giả bức tranh hoàn chỉnh về Socrates con người thực sự, song độc giả cũng có thể mệnh danh Socrates con người lý tưởng. Trong đối thoại thứ nhất, thứ hai và thứ ba độc giả không biết ông có kể lại nguyên si lời Socrates nói hay không, song độc giả thấy rõ ràng ông tìm cách đưa ra trước mắt độc giả Socrates bằng xương bằng thịt, phong thái đĩnh đạc quen thuộc, cung cách vấn hỏi có vẻ phủ định, tác phong nhã nhặn, lịch sự, khẩu khí trào lộng, mỉa mai và mục đích luân lý, đạo đức thẩm nhập. Trái lại, trong Phaedo, độc giả nhìn Socrates con người lịch sử khi con người đó biến hình thành con người triết lý, triết gia lý tưởng, mẫu người điển hình tiêu biểu triết học duy linh hoặc duy tâm, tư tưởng của ông đã phát triển trong tâm trí Plato.

Euthyphro xuất hiện trước tiên theo thứ tự. Nội dung cho độc giả thấy Socrates là thầy giáo, qua nghệ thuật biện chứng, tìm cách đánh thức, khuyến khích con người ruồng bỏ trạng thái tin tưởng chìm đắm trong rừng già ý niệm vừa hoang dã vừa mù mờ, thôi thúc con người tìm hiểu những gì con người nhận định bằng phê phán chủ quan đối với vấn đề đạo đức. Tìm định nghĩa thế nào là mộ đạo chứng tỏ trong niềm tin tàng ẩn tình trạng mơ hồ, tìm như thế lại cho thấy làm vậy thôi đã có thể coi là hành vi sùng đạo thần linh đều hài lòng. Làm thế cũng dẫn tới câu hỏi, có phải lễ bái là sùng đạo vì thần linh hài lòng, hay thần linh hài lòng vì lễ bái là sùng đạo. Nếu là câu sau vậy phải định nghĩa mộ đạo như phần của công bình, chính trực, ngay thẳng, nhưng công bình, chính trực hoặc ngay thẳng trong quan niệm thông thường chỉ liên hệ tới bổn phận con người đối với con người. Bởi thế độc giả trực diện vấn đề gay gắt: phục vụ thần linh khác phục vụ con người, phục vụ thần linh có đòi hỏi nhiệm vụ đặc biệt không. Đối thoại chấm dứt với kết luận có vẻ phủ định. Tuy thế, nếu chú ý, độc giả sẽ thấy cuộc đàm luận đã đưa độc giả tới chỗ nhìn mộ đạo không phải bộ phận đặc biệt mà chỉ là dáng vẻ có tính cách tôn giáo của đạo đức.

Trong Apologia (Biện giải) Socrates giải thích cho bồi thẩm đoàn nghe nhiệm vụ đặc biệt của ông. Ông thẳng thắn nói ông là ruồi trâu được phái tới đánh thức dân Athens rời bỏ giấc ngủ giáo điều, đồng thời khuyến khích họ suy ngẫm về ý nghĩa cùng mục đích sống ở đời. Họ sống trong u tối mê muội họ không hay, do đó đối với vấn đề đạo đức họ luôn luôn sẵn sàng phê phán. Lấy sấm ngữ làm ví dụ, sấm ngữ khẳng định ông là người khôn ngoan, hiểu biết nhất đời, trong khi ông tự biết ông không biết gì, Socrates đi vào sứ mạng có tính cách biện chứng. Ông lần lượt nói tới số người có vẻ đáng kể, chính khách, quân nhân, thi sĩ, nghệ nhân, tất cả khẳng định họ biết, song thực ra họ không biết, họ không hiểu điều họ nói nghĩa là gì. Đến câu hỏi họ sống với mục đích thế nào, làm sao đạt mục đích đó họ cũng không thể trả lời! Tuy thế, suốt đối thoại, nếu chắt lọc thâm ý, độc giả sẽ thấy mục đích đạo đức ở đời, con người sẽ sống nếu hiểu bản chất thực sự của cực điểm tốt lành. Người đời tìm cái tốt lành, của cải, danh tiếng, địa vị, mọi thứ đặc biệt gọi là cái tốt đẹp ở đời, đánh giá cao chỉ vì nghĩ đó là phương tiện tiến tới tốt đẹp. Nhận thấy người đời nghĩ như thế, Socrates nhìn cuộc đời theo nghĩa giản đơn, thực tiễn. Cân nhắc cái lợi tương đối về sống, chết, cân nhắc một cách lạnh lùng như cái lợi tương đối của cuộc đời riêng tư, cuộc đời công cộng, căn cứ vào lợi ích, ông chọn cái chết. Chết quả thật đáng sợ, song bình thản nhìn chết ông thấy không đáng sợ. Bởi chết nghĩa là chấm dứt, không biết gì nữa, hoặc chết là gia nhập ca đoàn vô hình gồm người danh tiếng, người từ tâm trong quá khứ. Vì thế ông khẳng định: giờ chia tay đã tới, chúng ta mỗi người một ngả, tôi đi vào cõi chết, quý vị quay về nẻo sống. Đường nào tốt hơn, chỉ thần linh biết.

Crito trình bày cảnh khác trong đời Socrates: ông đang ở tù, chờ thọ án. Bạn già Crito vì thương yêu, quý trọng vào giục vượt ngục. Như thường xuyên Socrates sẵn sàng biện luận tương quan giữa nhu cầu và hoàn cảnh. Cân nhắc, đắn đo cuối cùng ông nói với bạn già đồng hương, đồng tuế: ở đời mục đích nhằm không phải cố sống mà sống tốt đẹp, nghĩa là làm sao cho cuộc đời phải lẽ, hợp lý. Ông thừa nhận giữa ông và thành quốc có ràng buộc, ông đã sống khá lâu, suốt thời gian đó luật pháp bao che, đó là ân tình, vì thế ông không thể phủ nhận công ơn. Có phải chỉ vì muốn sống vài năm nữa, kéo lê cuộc đời vô ích, vô nghĩa và có phải chỉ do sợ chết mà từ bỏ địa vị làm người trên trần gian ông có hành vi bất trung, bất chính?

Phaedo, đối thoại cuối cùng, đưa độc giả sang vùng mới lạ, trong đó hình ảnh Socrsates mờ dịu, cuốn hút vì gần cõi chết, mầm mống tư tưởng sung mãn của Socrates phát triển thành tư tưởng duy linh của Plato. Socrates và thân hữu gặp mặt giờ cuối trong đời ông bàn luận về tình trạng linh hồn bất tử. Muốn chứng minh sự thể Socrates đưa ra một số lý luận căn cứ vào tính đồng nhất, tính phổ quát, tính trường cửu của sự vật linh hồn nhận biết hoặc có thể nhận biết. Linh hồn hiện hữu, tồn tại trên mọi thay đổi, mọi hủy diệt, chết chỉ là rời bỏ thể xác ốm yếu, rũ bỏ tấm áo vấy bẩn suy tàn che chắn, ngăn cản linh hồn nhìn rõ thực tại của thế giới duy linh hoặc thế giới lý tính. Trả lời ý kiến phản bác của thân hữu, Socrates đưa ra so sánh thuyết duy linh với thuyết vật lý của Anaxagoras. Triết gia đã phần nào rời bỏ thuyết đó khi chủ trương Trí tuệ (Nous) là nguyên nhân tối hậu của mọi sự vật, song không theo đuổi tới cùng mà bỏ dở. Triết gia không xây dựng cấu trúc vũ trụ trên căn bản nguyên nhân cuối cùng, triết gia cũng không tìm cách chứng minh mọi vật trong vũ trụ tồn tại vì muốn thực hiện cái tốt đẹp. Không bằng lòng với kết quả đã thấy, Socrates quay lại phương pháp qui nạp và định nghĩa. Ông đề nghị bắt đầu nên định nghĩa ý tưởng bao gồm mọi phạm vi của thực tại, sau đó đi theo định nghĩa tới kết luận, cuối cùng trở lại, đi lên ý tưởng cao vời, bao quát chừng nào đạt tới nguyên lý mới thôi. Ông muốn chứng tỏ linh hồn bất tử vì ý tưởng về sự sống không hề tách khỏi linh hồn.

Mời các bạn đón đọc Ngày Cuối Trong Đời Socrates của tác giả Plato.