Viên Ngọc Trai, có bản dịch khác với tựa Viên Trân Châu, là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của John Steinbeck. Vì bài học có giá trị nhân văn của nó, nó đã được dùng để giảng dạy trong trường trung học cơ sở ở một số nơi trong Hoa Kỳ.
Giống như bao nhiêu câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, “Viên ngọc trai” cũng đề cập đến hai vấn đề muôn thuở: Thiện và ác – Bóng tối và ánh sáng. Phàm đã mang kiếp con người, có lẽ ai cũng sẽ thuộc về một trong hai thái cực ấy. Ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh, nó nằm trong bản chất nội tại của con người, lệch 1 chút về phía ánh sáng sẽ là “người”, nghiêng nhiều về phía bóng tối sẽ trở thành “con”. Từ đó, con người nhất định sẽ là con người tốt hoặc phải là một kẻ vô lại theo quan niệm chung của nhân loài.
Và hiển nhiên là không có điều gì có thể thay đổi được định luật này cả. “Viên ngọc trai” – một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa, tuy có phần trừu tượng nhưng John Steinbeck đã xây dựng một tiểu thuyết với kỹ năng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu, không chỉ hoàn thiện về ý nghĩa biểu tượng mà còn sắc bén với những chi tiết rõ nét, như được quay qua một ống kính máy ảnh.
Viên Ngọc Trai có một bài học đạo đức cao bao gồm một cuộc sống của một người nông dân bình thường đã có một chút lòng tham đã đem lại điều đau khổ, thậm chí còn nghèo khổ và mất mát nhiều hơn trước khi anh có Viên Ngọc Trai. Cuốn tiểu thuyết đã cho chúng ta cái nhìn qua nhân vật thầy tu, đã tham gia vô sự đàn áp dân chúng. Cuốn truyện con nhắn cho chúng ta về sự ác bức và sự phân biệt chủng tộc qua đời sống của một thường dân.
Viên Ngọc Trai, chỉ là một thứ nằm trong lòng bàn tay đã có thể mang tới cái chết và hủy diệt của một gia đình hiền hòa được mọi người yêu mến. Kino chỉ nhìn thấy một tương lai giàu có mà Viên Ngọc Trai sẽ mang lại, tuy nó mang lại sự thịnh vượng có hạn nhưng nhiều người tin rằng nó có năng lực tột cùng.
***
John Ernst Steinbeck, Jr. (1902 – 1968) là một tiểu thuyết gia người Mỹ được biết đến như là ngòi bút đã miêu tả sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người phải bám trên mảnh đất của mình để sinh tồn.
Tác phẩm đầu tiên gây tiếng vang của John Steinbeck là cuốn Của Chuột Và Người (Of Mice and Men) (1937), dựng nên một câu chuyện bi thảm về hai nông dân ít học thức hằng mong mỏi một mảnh đất cho riêng mình để canh tác.
Tác phẩm được đánh giá cao nhất là Chùm Nho Phẫn Nộ (The Grapes of Wrath) (1939; đoạt giải Pulitzer năm 1940), dựng nên câu chuyện của gia đình Joad, bị nghèo khó ở vùng hoang hóa Dust Bowl của tiểu bang Oklahoma, phải chuyển đến California trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930. Quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi, được xem không những là truyện hư cấu nhưng có tính hiện thực mà còn là lời phản kháng xã hội đầy cảm động, đã trở nên một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Mỹ.
Là một trong những "tượng đài" văn học từ thập kỷ 1930, Steinbeck lấy chủ đề trung tâm là phẩm giá trầm lặng của những người cùng khổ, những người bị áp bức. Dù những nhân vật của ông thường bị vây bọc trong thế giới thiếu công bằng, họ vẫn giữ mình như là những con người đầy cảm thông và có anh hùng tính, tuy có thể bị khuất phục.
John Steinbeck nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Tiểu thuyết của John Steinbeck đã được dịch ra tiếng Việt gồm có:
***
Trong thị trấn ấy người ta vẫn kể lại câu chuyện về một viên ngọc trai thật quái đản - về xuất sứ như thế nào nó được tìm thấy cũng như lý do tại sao nó lại bị mất đi. Người ta kể về Kino, một người đàn ông sống bằng nghề thuyền chài, cùng với vợ của anh là chị Juanna. Đứa con nhỏ bé của họ là Coyotio. Câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần, cuối cùng đã bén rễ, ăn sâu vào tâm trí của những con người sinh sống nơi đây. Giống như bao nhiêu câu chuyện được lưu truyền lại từ ký ức của con người khác, câu chuyện này nhắc đến hai điều: Thiện và Ác. Bóng đêm và ánh sáng. Cái tốt và sự Quỷ quyệt. Phàm đã mang kiếp con người, ai cũng sẽ thuộc về một trong hai thái cực ấy. Khó mà có chuyện anh bạn sẽ là người ba phải. Anh bạn nhất định sẽ là con người tốt hoặc phải là một kẻ vô lại. Tất nhiên là không có điều gì thay đổi được định luật này cả.
Nếu câu chuyện về viên ngọc trai sắp đuợc kể ra dưới đây, như là một chứng tích hay là một câu truyện ngụ ngôn, hy vọng bạn có thể sẽ sẽ rút ra được cho mình một bài học ý nghĩa riêng biệt. Bạn sẽ thấy mình là một nhân vật của câu chuyện. Tóm lại như thế này, trong một làng chài bình dị ấy, người ta kể rằng…
Mời các bạn đón đọc Viên Ngọc Trai của tác giả John Steinbeck.