Tháng 9 - 1942, tình hình ở châu Âu đang nguy ngập. Phe Đồng minh đang thất bại trên tất cả các mặt trận. Lúc này, Jacqueline Cochran đang bận rộn với kế hoạch thành lập một đoàn nữ phi công cho không lực lục quân để các nam phi công rảnh tay dồn hết nỗ lực vào việc chiến đấu. Bằng những sự đam mê được bay và được đóng góp với cuộc chiến, những cô gái xinh đẹp, can đảm và tài giỏi đã gặp nhau. Trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, số người còn lại sau này gặp nhau đã khẳng định: Những năm tháng được sống cùng nhau và được bay trên bầu trời chính là những năm tháng đẹp nhất trong đời họ…
***
Janet Anne Haradon Dailey (21/5/1944 - 14/12/2013) là một tác giả Mỹ về nhiều tiểu thuyết lãng mạn với bút danh Janet Dailey. Các tiểu thuyết của cô đã được dịch sang hơn 90 ngôn ngữ và đã bán được hơn 300 triệu bản trên toàn thế giới. Dailey vừa là một tác giả vừa là một doanh nhân.
Dailey luôn muốn trở thành một nhà văn và yêu sách. Ba chị gái của bà thường đọc cho bà khi còn là một đứa trẻ. Đến năm 4 tuổi, bà đã có thẻ thư viện riêng của mình.
Bà tốt nghiệp năm 1962 tại Trường Trung học Jefferson ở Independence, Iowa và làm việc cho một công ty xây dựng thuộc sở hữu của người chồng tương lai của cô, Bill Dailey, hơn bà 15 tuổi. Hai người tiếp tục làm việc cùng nhau, thường dành 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần làm việc và kết hôn năm 1964.
Các tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, bao gồm:
***
Cô ta ngồi giữa cái giàn bằng dây kẽm và vải bố, cái váy dài bó ngang lại đầu gối, hai chân duỗi hết về phía trước. Tim cô đậm thình thịch như thi đua với tiếng nổ của động cơ 30 ma lực quay hai chong chóng. Khi sợi dây kẽm nơi chiếc máy bay kiểu anh em nhà Wright chế tạo được mở ra khỏi tảng đá làm trụ neo, chiếc máy bay cất bổng lên cao ngang với nóc nhà năm tầng và trong giây phút vô cùng phấn khởi đấy, Edith Berg quên cả nắm chặt thành ghế.
Wilbur Wright ngồi ở chỗ lái bên cạnh cô như thường lệ, áo sơ mi cao cổ hồ cứng, bên trong bộ đồ màu xám và đội một mũ lái xe hơi. Chuyến bay trên đường đua ngựa Hunaudiere ở Le Mans, nước Pháp, thành công mỹ nãm và Edith Berg được ghi lại trong sử sách của ngành hàng không như là một phụ nữ đầu tiên đi máy bay. Toàn bộ chuyện đó như là sự sắp đặt để quảng cáo cho sự đáng tin cậy của chiếc máy bay mới mà Wright đã chế tạo, do ý kiến của chồng cô là Hart U.Berg, đại diện thương mại của anh em Wright.
Đấy là vào năm 1908 và Eight Berg nổi tiếng ngay, cô được khen ngợi là can đảm và dám liều. Báo chí khoái trò quảng cáo đó, người Pháp thì lắc đầu và thì thầm với nhau:
- Cô gái mỹ ấy thật điên rồ, thế mà chồng cô ta đã để cho cô ta làm.
Cô mặc bộ đồ may bằng xa tanh màu hồng, từ cái chụp đầu che mái tóc đen như lông quạ xuống đến cái quần ngắn và hai xà cạp bằng vải, quấn từ đầu gối đến mắt cá chân. Cũng dễ hiểu khi các hội viên toàn là đàn ông của Câu lạc bộ hàng không nước Mỹ, có trụ sở tại Long Island đều há hốc mồm mà nhìn cô Harriet Quimby, hai mươi bảy tuổi, nhất là khi cô yêu cầu được cấp bằng lái máy bay, cho một phụ nữ kia chứ ( Chính quyền chưa chịu lãnh trách nhiệm cấp bằng lái máy bay cho tới năm 1925)
Cô ký giả có màu mắt xanh lục của tạp chí Lislies đề nghị cho cô chứng minh tài lái máy bay của cô. Họ rất nghi ngờ nhìn cô Harriet Quimby trèo lên chiếc máy bay đổi cánh vải mỏng và cất cánh, Cô bay qua một cánh đồng khoai tây gần đó rồi quay trở lại phi trường và hạ cánh xuống chỗ cất cánh 2 thước, lập kỷ lục về đáp máy bay chính xác của câu lạc bộ,
Đấy là vào ngày 01 tháng 06 năm 1911 và Harrier Quimby là người phụ nữ đầu tiên được cấp bằng lái máy bay, Cô ta bình phẩm với các ký giả:
- Lái máy bay có vẻ dễ hơn là bỏ phiếu
Đến năm 1920, quyền bỏ phiếu của phụ nữ mới được hiến pháp thông qua
Cô ta ngồi xếp bằng ở khung cửa ở thân máy bay, trong khi chiếc máy bay Fokker ba động cơ màu đỏ rực, hai cánh màu vàng, nổi trên hai chiếc phao ngoài khơi hải cảng Derry ở xứ Wales. Mái tóc cẳt ngắn của cô mang màu cỏ úa trên đụn cát của đồi Sát quỷ ( Kill Devil Hill) nơi diễn ra chuyến bay đầu tiên có động cơ của anh em Wright.
Đại uý Hilton Railey chèo ca nô đến cập sát chiếc máy bay có tên là: Hữu nghị và kêu to lên về phía cô:
- Là người phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương, cô cảm thấy thế nào? Cô có phấn khởi không?
- Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời. Amelia Earhart đám nhưng cô không biết cô đã bay qua Đại tây dương - Bill Stultz là hoa tiêu của chuyến bay ấy - tôi chỉ là hành lý đêm theo. Một ngày nào đó tôi sẽ bay thử một mình.
Đấy là vào ngày 18 thág 6 năm 1982
Bốn năm sau vào ngày 21/05/1932. Amelia Earhart hạ chiếc Vega của hãng Lockheed chế tạo có động cơ 500 mã lực, màu sơn đỏ, xuống một đồng cỏ ngoài nông trại bên ngoài London Derry thuộc xứ sở Ailen. Kiệt sức cô bò lê ra khỏi buồng lài và nói với những người nông dân đang nhìn sững: Tôi bay từ Mỹ qua
Lúc đó là 5 năm sau khi Lindbergh bay qua Đại Tây Dương
Ngày 12 tháng 1 năm 1935 Amelia Earhard lập thêm 1 thành tích đầu tiên trong lịch sử hàng không là phi công đầu tiên của phái nữ cũng như nam bay được từ Hawai đến đất liền của nước Mỹ và đáp được chiếc Vega của cô xuống phi trường Oakland ở Califorlia. Tiếp theo là chuyến bay đầu tiên không nghỉ bến Mexico, rồi từ Mexico City đến New York.
Khi làm cố vấn nghề nghiệp cho phụ nữ ở trườg đại học Purdue tại Indaina, cô đã khuyên một nhóm nữ sinh viên:
- Ngày nay một người con gái phải hoàn toàn tin vào chính mình như một cá nhân. Ngay từ đầu cô ta phải làm công việc hay hơn người đàn ông để được coi trọng bằng anh ta. Có ta phải ý thức về các loại kỳ thi, cả về luật pháp và truyền thống, mà phụ nữ là nạn nhân trong thế giới kinh doanh
Amelia gặp vào sự kỳ thị phụ nữ vào năm 1929 khi có được hãng" Chuyển vận hàng không xuyên đại lục"sau đó trở thành: Hàng không xuyên thế giới, mời làm tư vấn cho hãng cùng với lindberg. Trong khi anh này lái máy bay khắm nước để kiểm tra đường bay nói chuyện với phụ nữ và thuyết trình ở các câu lạc bộ của phụ nữ về sự an toàn và thích thú khi bay
Trong cuộc đua máy bay xuyên lục địa có tên là Bendix trong tháng 5 năm 1935, amelia may mắn được gặp Jacqueline Cochran mà cuộc đời không thua gì tiểu thuyết của Dickens. Mồ côi cha mẹ, ngày sinh và tên của cha mẹ đều không biết, cô này sống với cha mẹ nuôi ở một thị trấn làm gỗ ở miền Bắc Florida. Cuộc đời khổ nhọc, và cô bé Jacqueline thường đi chân đất. Khi cô lên tám gia đình rời đến Comlumbus để làm việc trong một nhà máy dệt vải và Jacque cũng làm việc ca đem dài 12 giờ. Sau một năm cô bé được chỉ huy mười lăm đứa trẻ trong phòng kiểm tra vải dệt
Thôi làm ở xưởng dệt, cô vào làm một tiệm uốn tóc. Bấy giờ lên 13 Jacque là một trong những cô thợ uốn tóc học được kỹ thuật làm cong vĩnh viễn. Cô bắt đầu đi các nơi để biểu diễn kỹ thuật ấy ỏ các tiệm uốn tóc ở Florida cho đến khi một khách hàng thuyết phục cô đăng ký vào một trường y tá dù cô ta chỉ học chữ có hai năm.
…
Mời các bạn đón đọc Khung Trời Quyến Rũ của tác giả Janet Dailey.