Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Sứ Giả của Thần Chết - Sidney Sheldon

Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như "Nếu còn có ngày mai", “Âm mưu ngày tận thế”, "Thiên thần nổi giận"…, đã từ trần ở tuổi 89.

Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.

Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.

Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn - đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.

Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.

Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway - nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.

Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….

***

Tiểu thuyết kiếm cơm của Sidney Sheldon, như những cái nồi hơi ướt át sẽ tan nhanh vào không khí, chẳng đọng lại được gì nhiều cho mai sau. Nhưng trước khi qua đời, ông vẫn được coi là một trong những nhân vật kiệt xuất cuối cùng của thời kỳ hoàng kim trong nền văn học bình dân Mỹ.

Lần cuối cùng tôi gặp Sidney Sheldon là khi ông tham gia một bữa tiệc sang trọng tại Beverly Hills. Tôi còn nhớ, hôm đó, một tác giả có tuổi đã tẽn tò bước đến bên ông, cúi đầu, bày tỏ sự kính trọng của mình rồi rụt rè đưa cho nhà văn bậc thầy một bản thảo cuốn sách mới viết về cái chết của một ngôi sao Hollywood.

Hai người họ đều xúng xính trong những bộ trang phục cầu kỳ và được là ủi kỹ. Với lối chưng diện đó, Sheldon xứng đáng được gọi là "bảnh bảo" - một từ ông rất thích dùng trong các tiểu thuyết của mình. Nhưng ánh mắt của những thực khách có mặt tại bữa tiệc không nấn ná lâu ở Sheldon, người ta còn mải bàn luận về điều gì đó vừa đọc được trên tạp chí In Touch.

Sheldon có thể là một tài năng bậc thầy trong việc phóng các tiểu thuyết của mình lên bảng xếp hạng best-seller nhưng ngày hôm đó, ông thực sự không nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý. Những ai đã đọc sách của Aimee Bender, Dave Eggers và Nick Hornby tất nhiên sẽ không bao giờ đọc bất cứ thứ gì Sheldon viết. Nhưng tôi tự hỏi, không biết bao nhiêu người say mê Mật mã Da Vinci từng lén lút mở những "chiếc nồi hơi" mà Sheldon "sản xuất" ra. Sheldon qua đời, nghĩa là thời đại huy hoàng của nền văn học bình dân Mỹ mất đi một trong những cây bút cuối cùng.

Sinh năm 1917, Sheldon thuộc về một thế hệ nhà văn tôn sùng (và cả ghen tỵ nữa) với những tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn Mỹ như Steinbeck và Hemingway. Nhưng họ cũng là những người sẵn sàng dựa vào chút tài năng của mình để biến văn đàn thành một sàn kinh doanh nhằm hốt bạc. Thực chất, mẫu hình của Sheldon là Irving Wallace và Harold Robbins. Và những cụm từ được dùng nhiều nhất trong các điếu văn dành cho ông như "ướt át, vô giá trị" đã chứng tỏ, ông là tác giả điển hình của những cuốn tiểu thuyết được người ta ưỡn ẹo đọc trên bãi biển hoặc cạnh các bể bơi.

Những trang viết của Sheldon chưa từng làm hài lòng các nhà phê bình chân chính. Không một đứa con tinh thần nào của ông cơ hồ sống được thêm 100 năm nữa kể từ thời điểm này. Có chăng, lúc đó, ông chỉ còn được người ta nhắc đến như một ví dụ điển hình cho những tác giả từng lọt vào danh sách best-seller của Mỹ. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong bộ sưu tập giải thưởng của Sydney Sheldon, dù đã có giải Oscar và Tony, sẽ không bao giờ có thể có thêm một Pulitzer. Nhưng con số 300 triệu bản sách của ông được tiêu thụ tại 180 quốc gia không hẳn là con số vô nghĩa.

Ít nhất, Sheldon cũng phải có những ảnh hưởng nhất định trên văn đàn Mỹ. Dan Brown có thể phá vỡ kỷ lục cũ của Sheldon với cuốn Mật mã Da vinci 53 tuần năm trên bảng xếp hạng best-seller nhưng Brown chắc chắn mắc nợ người đàn ông đã tạo ra cái mà các nhà phê bình gọi là "thứ rác rưởi lắm người đọc".

Sheldon học ở trường đời nhiều hơn là ở các trường học. Dù trải qua rất nhiều nghề nhưng viết lách vẫn là mục đích hướng tới của ông. Từ một người đọc bản thảo với thu nhập 17 USD mỗi tuần, ông dần trở thành một tác giả kịch bản, nhà văn. Trước khi chết, tải sản của ông lên tới 3 tỷ USD - một con số mà cả Dan Brown lẫn J.K. Rowling đều khó lòng mà theo kịp.

Thế nhưng, ở tuổi 17, sau khi đã trải qua rất nhiều lỗi lầm trong đời. Bi quan với khả năng trở thành nhà văn của mình, Sidney Sheldon rơi vào trầm cảm và đã tìm cách tự vẫn. Nhưng bố ông kịp xuất hiện trước khi nhà văn kịp nhấm nháp một lô thuốc ngủ với rượu whisky. Nếu không, thế giới sẽ không biết đến một "hiện tượng Sidney Sheldon".

Mời các bạn đón đọc Sứ Giá của Thần Chết của tác giả Sidney Sheldon.