Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Lửa Hoang - Nelson DeMille

Chào mừng đến với Câu lạc bộ đồi Custer - Câu lạc bộ của những người đàn ông nằm trong một khu vực sang trọng dành cho những người đi săn. Thành viên của câu lạc bộ này có những lãnh đạo doanh nghiệp quyền lực nhất nước Mỹ, những lãnh đạo của giới quân sự, những quan chức chính phủ. Bề ngoài đây là nơi để xả hơi cùng bạn bè cũ. Song một ngày cuối tuần, Ban lãnh đạo câu lạc bộ nhóm họp để bàn về sự kiện 11-9, và cuối cùng đã vạch ra một kế hoạch trả đũa mang mật danh: Lửa hoang.

Cuốn sách được đánh giá là “hay đến nỗi không thể đặt xuống một khi đã bắt đầu đọc”. Tác phẩm khắc hoạ hình ảnh cựu thám tử của Cục cảnh sát New York tham gia vào một âm mưu của lực lượng cánh tả nước Mỹ muốn tấn công 2 thành phố của Mỹ. Cuốn tiểu thuyết trinh thám này được nhà văn hư cấu dựa trên tin đồn được đăng trên mạng internet.

Khủng khiếp hơn những chủ đề hôm qua và những dự đoán cho ngày mai, Lửa hoang sẽ thách thức bạn với câu hỏi về tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ mình biết về những thế lực lãnh đạo thế giới, trong khi vẫn kích thích bạn bằng sự hồi hộp được dựng lên trên mỗi trang sách.

Nelson DeMille là một trong những tác giả nổi tiếng và có lượng sách bán chạy nhất nước Mỹ, với hơn 30 triệu bản bán ra trên thế giới.
Là một cựu binh Mỹ ở Việt Nam, ông đã cho ra đời 10 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bao gồm: Plum Island, The General Daughter, Night Fall…
Bắt đầu từ tháng 10 năm 2002, cuốn tiểu thuyết trinh thám thứ tư mang tên “Lửa hoang” của nhà văn ăn khách này đã ra mắt bạn đọc.

**

Khi sự thực và hư cấu hoà trộn trong tiểu thuyết, không phải lúc nào độc giả cũng nhận biết đâu là thực, đâu là hư cấu. Những người đọc bản thảo “Lửa Hoang" đã hỏi tôi đâu là chuyện thật, đâu là sản phẩm của trí tưởng tượng, do đó tôi sẽ đề cập vấn đề này ở đây.

Thứ nhất, Lực lượng chống khủng bố liên bang (ATTF) trong cuốn sách này được xây dựng chủ yếu dựa trên Lực lượng phối hợp chống khủng bố (JTTF) có thật; việc khai thác một số thông tin đã được cho phép.

Cụ thể, trong cuốn sách này, có rất nhiều thông tin về ELF (viết tắt của một thứ mà khi đọc sách các bạn sẽ biết). Tất cả những thông tin về ELF đều chính xác, trong phạm vi hiểu biết của tôi.

Còn về kế hoạch bí mật của chính phủ mang mật danh ”Lửa Hoang" nó dựa trên một số thông tin mà tôi tình cờ thu lượm được, hầu hết trên mạng, có thể coi như tin đồn, sự thật, tưởng tượng hoàn toàn hay đại loại như vậy. Cá nhân tôi tin rằng có tồn tại một kế hoạch tương tự “Lửa Hoang", với mật danh khác.

Những nội dung khác trong cuốn sách này mà nhiều người đã hỏi tôi như NEST, Xương Bánh Chè hay các tên khác đều có thật. Nếu những điều bạn đọc có vẻ như thật, có lẽ nó có thật.

Thực ra thì sự thật còn lạ lùng hơn những điều tưởng tượng, và lại thường đáng sợ hơn.

Còn một câu hỏi được nhắc tới nhiều nhất mà tôi quên mất là “BearBanger có thật không?” Có.

Thời gian diễn ra câu chuyện này là tháng 10 năm 2002, 1 năm 1 tháng sau sự kiện 11-9-2001; những câu chuyện và tít của tờ Thời báo New York đều thật. Tương tự, bất kỳ sự đề cập nào về các thủ tục an ninh của chính phủ hay việc thiếu các quy trình này cũng đều thật ở thời điểm tôi nghĩ ra câu chuyện.

Một vài độc giả làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật nghĩ rằng thám tử John Corey sẽ gặp khó khăn trong phạm vi quyền hạn của mình. Tôi thừa nhận đã “cho” nhân vật tự do hơn để câu chuyện hay. Một John Corey tuân theo các luật lệ thông thường và hành động theo sách vở không phải là hình ảnh của một người anh hùng chúng ta muốn thấy.

Những người đọc bản thảo “Lửa Hoang" nói rằng sau khi đã bỏ sách xuống, họ thao thức rất lâu. Nó thật là một cuốn sách đáng sợ cho những thời kỳ đáng sợ; nhưng nó cũng là lời cảnh báo cho một thế giới hậu 11-9.

***

Tôi là John Corey, cựu thám tử điều tra án mạng thuộc NYPD. Tôi bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, nghỉ hưu với mức thương tật 75% (con số này khai chỉ để lĩnh tiền thôi chứ 98% cơ thể của tôi vẫn hoạt động bình thường); hiện tại làm đặc vụ hợp đồng đặc biệt cho Lực lượng chống khủng bố liên bang.

Anh bạn Harry Muller ở phòng đối diện hỏi tôi:

— Cậu đã bao giờ nghe thấy Câu lạc bộ đồi Custer chưa?

— Chưa, nhưng sao?

— Cuối tuần này tớ sẽ đến đó.

— Vui vẻ nhé!

— Đó là một lũ điên theo cánh hữu sở hữu khu vực săn bắn nằm ở vùng nông thôn của bang.

— Đừng có mang về cho tôi con thú nào nhé, cũng đừng mang về chim chết.

Tôi đứng dậy và bước về quầy lấy cà phê. Trên tường phía trên các bình cà phê là danh sách truy nã của Bộ Tư pháp. Chiếm phần lớn danh sách này là đàn ông theo đạo Hồi, trong Đó có trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Trong danh sách gần hai chục tên tội phạm còn có một cái tên người Libya - Asad Khalil mang biệt danh “Sư tử”. Tôi chẳng cần phải động não ghi nhớ hình ảnh của hắn bởi dù chưa một lần giáp mặt, tôi thuộc mặt hắn như gương mặt của chính mình.

Tôi biết về Khalil cách đây khoảng hai năm, khi tôi săn đuổi hắn, nhưng cuối cùng thì hắn cũng đang săn đuổi tôi. Hắn trốn thoát còn tôi cũng thoát chết với một vết thương nhẹ. Như người Ảrập thường nói: “Định mệnh buộc chúng ta gặp lại nhau để quyết định số phận của mình”. Tôi mong chờ ngày đó.

Tôi đổ chỗ cà phê còn lại vào một chiếc cốc và lướt qua tờ Thời báo New York nằm trên quầy. Tít của tờ báo hôm nay, thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2002 chạy một dòng: “Quốc hội cho phép Bush sử dụng vũ lực đối với Iraq, tạo quyền ủy thác rất lớn".

Bên dưới là tiêu đề: “Theo thông tin từ các quan chức, Mỹ có kế hoạch chiếm đóng Iraq".

Dường như cuộc chiến là một kết cục được báo trước, chiến thắng cũng vậy. Vì thế nên có một kế hoạch chiếm đóng. Tôi tự hỏi liệu có ai ở Iraq biết về điều này không.

Tôi mang cà phê về bàn và bật máy tính, đọc một lượt những bản ghi nhớ. Chúng tôi làm việc trong một tổ chức hầu như không dùng đến giấy, tôi thực sự nhớ việc lập những bản ghi nhớ; tôi muốn viết tắt tên mình vào chiếc máy tính bằng một chiếc bút đầu, song cuối cùng lại dùng tới bút điện tử. Nếu tôi là lãnh đạo tổ chức này, tất cả các bản ghi nhớ sẽ viết bằng bút điện tử.

Tôi liếc đồng hồ, đã 4 giờ 30 phút chiều và các đồng nghiệp của tôi ở tầng 26 toà nhà liên bang số 26 đang rời công sở rất nhanh. Cũng như tôi, các đồng nghiệp của tôi là thành viên của Lực lượng chống khủng bố liên bang - ATTF, một cơ quan viết tắt bang 4 chữ cái nằm trong vô vàn tổ chức viết tắt bằng 3 chữ cái.

Đây là thế giới hậu sự kiện 11-9 nên về lý thuyết đối với ai thì cuối tuần cũng là hai ngày làm việc thêm. Trên thực tế, truyền thống nghỉ việc sớm vào ngày thứ sáu vẫn không thay đổi nhiều. Vì vậy NYPD, vốn là một bộ phận của ATTF và đã quen với những thời điếm đầy rắc rối, cung cấp người cho pháo đài này vào dịp cuối tuần và những ngày nghỉ.

Harry Muller hỏi tôi:

— Cuối tuần này cậu làm gì?

Bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần dài ba ngày nhân kỷ niệm Ngày Columbus, thế nhưng thật đen đủi là theo lịch tôi phải làm việc vào thứ hai. Tôi trả lời:

— Tớ định tham gia buổi diễu hành vào Ngày Columbus nhưng lại phải đi làm vào thứ hai.

— Thế à? Cậu định tham gia diễu hành hả?

— Không, nhưng tớ đã nói với đại uý Paresi thế. Tôi nói thêm: Tôi bảo mẹ tôi là người Italia, tôi sẽ đẩy xe lăn cho bà ấy trong buổi diễu hành.

Mời các bạn đón đọc Lửa Hoang của tác giả Nelson DeMille.