Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Cấm Cung Diễm Sử - Diệp Hách Nhan & Trát Nghi Dân

LỜI GIỚI THIỆU
Những năm cuối cùng của triều Thanh và nhân vật Từ Hy Thái hậu, sử liệu để lại quá nhiều, sách viết không đếm xuể; gần đây điện ảnh, vô tuyến truyền hình ở Đại lục, Đài Loan, Hồng Kông xuất hiện liên tục, người sắm vai Từ Hy không ít, lớn thì siêu sao Lưu Hiểu Khánh, nhỏ cũng là những ngôi sao mới mọc. Hàng tỉ độc gia trở thành khán giả. Các nhà văn đua nhau viết, đủ thể loại. Mỗi người chọn một thể loại. Khai thác một mặt, phong cách mỗi người một vẻ.

Cuốn sách này mang tên là “Cấm cung diễm sử” cũng là có ý riêng. Bởi lẽ, tác gia của những loại hình trên, phần lớn dựa vào tư liệu, hồ sơ… thậm chí cả hồ sơ gốc trong cung nhà Thanh, rồi từ đó mà chọn lọc, thêm bớt, hư cấu, miêu tả; văn phong tùy theo từng thể loại và cá tính người viết. Nói chung đều là những tác phẩm nghiêm túc, công phu, nhưng dù sao vẫn phải dựa vào sách vở và thông qua chủ quan của người viết.

Lần này, dưới tay bạn đọc lại có một cuốn viết về Từ Hy và bí mật trong cung cấm vào thời Thanh mạt. Nhưng có nhiều chỗ đại đồng tiểu dị.

Trước hết là do tác giả.

Tác giả sinh năm 1912 người dân tộc Mãn, họ Diệp Hách Nhan Trát (thị) tên là Nghi Dân, họ gần với Từ Hy Diệp Hách Na Lạp (thị) sau Từ Hy hai đời, gọi bà ta là bà cô. Cha ông là Dục Thái từng làm Đốc biện phủ Nội vụ trong cung triều Thanh, bác là Dục Hiền từng làm Tuần phủ Sơn Đông, Sơn Tây. Bố vợ là Ân Bồi từng làm Tổng quản của phủ Khanh Thân vương. Thời tre trong gia đình cất giấu nhiều bút tích, ghi chép tỉ mỉ xác thực, lại thường có nhiều bậc quý hiển của triều Thanh lui tới trò chuyện, vì thế

mà biết được nhiều sự thật trong cung cấm. Vào những năm 30, tác giả từng giữ chức trưởng ban báo chí A Đông Bắc Bình, chủ bút tờ “Dân cường báo” hiện là nhà nghiên cứu suốt đời cho Viện Văn sử Bắc Kinh, đã cho ra đời nhiều cuốn “Bí mật cung cấm”.

Tác giả hiện còn sống, một ông già tám mươi thông thái từng trải, mắt thấy tai nghe những chuyện “người thực việc thực” mà ghi lại. Đó là điều đáng quý. Hơn nữa, với một thời đại sóng gió, sự liệu phong phú, nhân vật đông đúc như thế, có thể viết nên những bộ trường thiên hàng chục tập, nhưng tác giả chỉ gói gọn trong ba bốn trăm trang, đủ biết tác giả đã chọn lọc đến chừng nào. Mặt khác, tác giả chọn cách viết chương hồi theo truyền thống tiểu thuyết của Trung Quốc, chi tiết chọn lọc, lời văn giản dị, chỉ mấy dòng đã lột tả được tính cách từng người, cách dựng cảnh sinh động, không bình luận theo chủ quan, mà vẫn bộc lộ được tư tưởng của tác giả.

Vì vậy, khi cuốn sách ra đời, từ Đài Loan, Hồng Kông đã gửi thư liên hệ xin được xuất bản cuốn sách này.

Đề từ cho cuốn sách, tác giả Dã Mãng đã ghi:

Khuyến quân thư hải thả lưu bộ

Ảnh thị khán bãi độc thử thư

Tạm dịch:

Khuyên ai dạo gót qua rừng sách

Xem chán phim rồi đọc sách này.

Sau cùng, xin nói thêm một chút. Người dịch cuốn sách này có bậc đồng tộc tiền bối là Ông Đồng Hòa, đại thần và là thầy dạy của Hoàng đế Quang Tự, một học giả, một người trung thực nhưng cũng bị một tấn bi kịch do bàn tay của Từ Hy, cho nên cũng có biết ít nhiều về thời kì đó.

Âu cũng là chút duyên.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc

Hà Nội mùa thu 1999

***

Ngày 29 tháng 11 năm 1835 (tức ngày mồng 10 tháng 10 năm Đạo Quang thứ 15), sáng sớm, trong dinh thự của một họ tộc Mãn Thanh là Diệp Hách Na Lạp thị ở Phương Gia Viên phía đông thành Bắc Kinh, phu nhân của Diệp Hách Na Lạp Huệ Trưng là Phú Sát thị đang chuyển dạ. Lúc bấy giờ Huệ Trưng sắp ở vào tuổi “nhi lập”, mừng không biết để đâu cho hết, thầm khấn trời cầu phật ban cho mình một quý tử. Tiếng Phú Sát thị kêu thất thanh “ôi đau quá, đau chết mất thôi” mỗi lúc một thê thảm hơn.

Đứa trẻ vừa sinh ra, Huệ Trưng đã vội vàng hỏi: “Con trai hay con gái?”. Phú Sát thị không còn sức để trả lời chồng nữa. Bọn a hoàn xung quanh nhao nhao:

- Kính chúc lão gia may mắn, phu nhân sinh thiên kim tiểu thư ạ. Huệ Trưng nghe vậy thở dài:

- Mong một thằng con trai thì lại sinh ra vịt giời. Một a hoàn liền mau miệng nói:

- Lão thái gia ở phòng trên nghe nói tiểu phu nhân sinh cháu đang mừng lắm ạ.

Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt mãi không chịu nín. Bên ngoài bỗng có người gõ cửa cùng tiếng nói to: “Có việc”. Lão quản gia vội vàng chạy ra, thấy hai nha dịch của nha môn bộ Hình đem đến một tơ “truyền phiếu”, hạn cho Cảnh Thụy phải đem nộp 28.000 lạng bạc cho nha môn bộ Hình. Lão quản gia không đem tờ truyền phiếu lên phòng của lão thái gia Cảnh Thụy mà đưa cho Huệ Trưng xem trước. Huệ Trưng xem xong, biết ngay có kẻ muốn làm cho cả nhà mình khuynh gia bại sản liền dặn quản gia không nên cho lão gia biết, để điều tra xem xét rõ ràng ra sao đã rồi mới báo cho cha sau. Hai vạn tám nghìn lạng bạc! Có bán cả nhà cả đất đi cũng khó mà lo đủ số tiền lớn như vậy. Thế là Huệ Trưng bắt đầu trút hết bực dọc lên đầu Phú Sát thị đã sinh ra một con a đầu. Ông ta bước vào phòng sản phụ, lớn tiếng quát vợ sao sinh ra một con a đầu. Phú Sát thị cũng không chịu được nữa, liền nói:

- Ông đừng chửi rủa tôi, có một nửa là phần của ông đấy. Sao ông lại trọng nam khinh nữ thế?

Huệ Trưng bực dọc:

- Sao lại trùng hợp nhau như vậy chứ! Nó ra đời trước rồi bộ Hình mang tai họa đến sau.

Rồi kể lại cho Phú Sát thị chuyện triều đình bắt nộp hai vạn tám nghìn lạng bạc. Phú Sát thị nghe thấy món tiền lớn như vậy, buột nghĩ: “Hay là đứa nhỏ sinh vào giờ dữ, liệu có phải là yêu tinh hay không?”. Huệ Trưng nói:

- Hay ta cứ chôn sống quách nó đi!

Phú Sát thị nghe vậy bỗng chùng xuống:

- Người gặp nạn lớn thì cũng có phúc lớn. Huệ Trưng tiếp:

- Bà sinh ra đứa trẻ này rõ ràng là làm cho ông trời tức giận mới sai người đến đòi nhà mình hai vạn tám nghìn lạng bạc như vậy.

Huệ Trưng trong cơn tức tối liền đưa tay ra định bóp cổ đứa trẻ. Nhưng đột nhiên, đứa trẻ khóc ầm lên. Hình như nó nghe được trận đối đáp của cha mẹ, hình như biết được là Huệ Trưng sắp sửa hành hung nó vậy. Huệ Trưng bất giác thu tay về.

Phú Sát thị ngập ngừng:

- Biết đâu sau này nó lại là một nương nương.

Huệ Trưng đáp:

- Nếu thực có làm được nương nương thì chẳng qua cũng dạng Lã Trĩ Võ Tắc Thiên mà thôi.

Nhưng tại sao có chuyện ngay khi đứa bé sinh ra. Hình bộ liền đưa truyền phiếu đến đòi hai vạn tám nghìn lạng bạc? Câu chuyện như sau:

Ông nội của Huệ Trưng là Cát Lang A, năm 1801 (tức năm Gia Khánh thứ 6), giữ chức Trung thư nội các triều đình, được thăng quan lục phẩm, liệt vào hàng nhị đẳng kinh tế, được triều đình tặng danh như sau: “Thao thủ cẩn, chính sự cần, tài vụ trường, niên lực tráng”, nghĩa là nghiêm chỉnh chấp hành quy củ nhà nước, cần mẫn làm việc, có tài năng, sức khỏe tốt. Sau đó, ông ta được bổ nhiệm làm Kinh chương quân cơ, đến năm Gia Khánh thứ 14, được điều từ quân cơ sang làm viên ngoại lang ngân khố thử bộ Hộ (ngân hàng), năm sau chính thức được quản lý ngân khố. Năm Gia Khánh thứ 20, Cát Lang A chết khi còn đang làm việc.

Ông nội Cát Lang A của Huê Trưng qua đời một thời gian dài, kinh thành xảy ra một vụ đại án, ngân khố bộ Hộ hao quỹ hơn chín triệu 250 ngàn lạng.

Đạo Quang hoàng đế biết được tin này, nộ khí đùng đùng, liền cầm bút phê: “Lòng hận lũ quỷ câu kết với nhau! Không thể tha một tên nào được”, rồi chửi mắng tất cả quan lại kiểm tra ngân khố là lũ “vô lương tâm, liên kết với nhau ăn cắp, phản bội đất nước”. Sau đó, vị đại hoàng đế này lập tức ha một đạo chỉ dụ:

“Tất cả những người đã nhận chức quan quản kho, ngự sử kiểm tra kho và cả các đinh thư từ năm Gia Khánh thứ 5 đến nay đều phải bị tra xét cẩn thận từng người một, rồi nghiêm khắc trị tội. Xử phạt bồi thường và biện pháp để bù đắp ngân khố bị mất như thế nào, những người có trách nhiệm phải bẩm tấu cụ thể sau”.

Hoàng đế Gia Khánh thấy chuyện tham ô hoành hành như vậy lo lắng vô cùng, ăn không ngon ngủ không yên, nếu không ra sức chỉnh đốn các quan lại, chẳng bao lâu nữa, triều đình sẽ trở thành cái thuyền thủng đáy, nên lại hạ một đạo chỉ dụ nữa, nêu rõ: “Tất cả các quan quản kho, ngự sử kiểm tra kho từ năm thứ 5 Gia Khánh trở lại, căn cứ vào danh sách, mỗi người mỗi năm cầm quyền phải nộp 1200 lạng. Đối với những người đã chết thì con cháu phải nộp tiền thay”.

Ý chỉ của Hoàng thượng ai còn dám trái! Huệ Trưng không còn cách nào, đành nói với cha tất cả mọi việc. Lão phu Cảnh Thụy được tin con dâu sinh cháu nội đang vui mừng khôn xiết, thấy con trai bước vào phòng liền nói:

- Bọn a hoàn nói là con có được đứa con gái, vậy phải cố gắng mà nuôi dạy nó. Người Mãn chúng ta sung sướng nhất là được con gái đầu lòng, tức là đơm hoa trước, kết quả sau, đại cát đại lợi đấy con ạ.

Huệ Trưng mặt buồn rười rượi, đứng trước mặt cha không nói một lời nào. Cảnh Thụy thấy vậy nói:

- Nhìn con buồn thế kia, cha biết là con không thích sinh con gái rồi.

Sao con lại trọng nam khinh nữ thế? Trong đầu con chỉ có mỗi một điều là trai tôn quý gái hạ tiện mà thôi. Con thử nghĩ xem, nếu các bậc cha mẹ trên thế gian đều chỉ sinh con trai thì thế giới này sao tồn tại được? Vợ con lần đầu tiên trơ da nơ hoa, vậy là đại cát đại lợi rồi".

Mời các bạn đón đọc Cấm Cung Diễm Sử của hai tác giả Diệp Hách Nhan & Trát Nghi Dân.