Đôi Lời Cùng Bạn Đọc
Truyện ngụ ngôn, như cái tên vốn có của nó, hàm chứa một thông điệp nào đó gởi đến với chúng ta với một cách thức hết sức giản dị và mộc mạc, đôi khi khôi hài và hóm hỉnh, thông qua các thú vật đã được nhân cách hóa. Mọi người chúng ta, dù già hay trẻ, có học thức cao hay thấp, đang ở bất kỳ địa vị sang hèn nào trong xã hội, đang có một cuộc sống hạnh phúc hay không, toại nguyện hay không, bất cứ hoàn cảnh nào… đều có thể cảm nhận được các câu truyện ngụ ngôn, đều có thể tìm thấy trong đó những điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, phải học hỏi.
Thông điệp của ngụ ngôn rất đa dạng, đó là các tâm hồn cao thượng, là lòng thương yêu, là các đức tính tốt, là kinh nghiệm sống, là quan điểm sống. Đó cũng là những thói hư tật xấu, tính ích kỷ, kiêu căng, độc ác, ngu dốt…Là những gì bạn vẫn thấy trong cuộc sống thường ngày được minh họa một cách hết sức giản dị nhưng tinh tế, khôi hài nhưng thấm thía. Dù đã đọc qua nhiều lần, nhưng thỉnh thoảng đọc lại, bạn cũng sẽ thấy rằng các câu truyện này sẽ không bao giờ cũ, không bao giờ lạc hậu. Nó đã sống từ vài ngàn năm nay và sẽ còn sống mãi, với mọi người, mọi dân tộc trên khắp thế giới.
Đọc truyện ngụ ngôn giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thế giới, về xã hội, giúp chúng ta trở nên hiểu biết hơn và cư xử với nhau tốt hơn trong cuộc sống. Tuy là câu chuyện của các loài thú vật nhưng đọc truyện ngụ ngôn lại giúp chúng ta có thể vươn lên sống như những “con người” thực sự.
Easop đã để lại cho chúng ta một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với lòng yêu mến ông và di sản của ông để lại cho nhân loại, tôi đã bỏ công sưu tầm và biên dịch từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Các nguồn tài liệu này cũng đã là các bản dịch hoặc sưu tầm qua nhiều thế hệ, đôi khi cũng được cho là không phải của Aesop. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ở các liên kết kèm theo ở đây. Các lời bình sau mỗi câu truyện một phần do tôi tự đặt, một phần cũng dịch từ các tài liệu khác, có thể chưa được chính xác, phù hợp lắm với ngụ ngôn của câu truyện, xin quý bạn đọc vui lòng góp ý thêm.
Theo thông tin từ Google thì bạn đọc cũng có thể đọc các câu truyện trên site này trên điện thoại di động qua phiên bản di động (mobile) của nó với những mạng dịch vụ có kết nối với Google.
***
AESOP
Thân Thế & Sự Nghiệp
Aesop (còn gọi là Æsop, theo tiếng Hy Lạplà Áἴóùđị̈ — Aisôpos), được biết đến như một nhà văn chuyên viết về thể loại ngụ ngôn, theo lưu truyền là một người nô lệ sống cùng thời với Croesus và Peisistratus vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên tại đất nước Cổ Hy Lạp.Có nhiều tập truyện khác nhau phát hành dưới nhan đề “Truyện Ngụ Ngôn Aesop” vẫn đang được sử dụng để giảng dạy về luân lý và đạo đức, làm chủ đề cho các tác phẩm giải trí khác nhau, đặc biệt là các vở kịch và phim hoạt hình dành cho trẻ em.Hầu hết các tập Truyện Ngụ Ngôn Aesop đều được biên tập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều truyện là của cả các tác giả sống rất lâu trước thời Aesop.Truyện ngụ ngôn có cội nguồn từ Ấn Độ, chúng có liên quan đến Kasyapa, là một nhà hiền triết bí ẩn, và sau đó được nhiều người theo Phật giáo thời kỳ đầu tiên tiếp tục phát triển.Gần ba trăm năm sau, một số truyện ngụ ngôn này được lưu truyền sang Alexandria.Tập truyện này mở đầu cho việc sử dụng lời răn dạy đạo đức và luân lý để tóm tắt cho ý nghĩa của một câu truyện ngụ ngôn, tương tự như các kệ ngôn trong bộ truyện tiền thân của Đức Phật. Người ta cho rằng Aesop đã sáng tác nhiều truyện ngụ ngôn, được truyền khẩu trong dân gian cho các thế hệ sau.Người ta cũng cho rằng Socrate đã bỏ thời gian phổ thơ cho các câu truyện ngụ ngôn của Aesop khi ông đang ở trong tù.Demetrius Phalereus, một triết gia Hy Lạp khác, đã thực hiện một tập truyện ngụ ngôn đầu tiên này vào khoảng năm 300 trước Công Nguyên.Tập truyện này sau đó được Phaedrus, cũng là một người nô lệ, dịch sang tiếng La tinh, vào khoảng năm 25 trước Công Nguyên.Các truyện ngụ ngôn trong cả hai tập truyện này sau đó cuối cùng lại được Babrius kết hợp lại và dịch lại ra tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 230 sau Công Nguyên. Nhiều truyện được bổ sung vào và rồi tập truyện này lại được dịch ra tiếng A rập và Do Thái và được thêm vào nhiều truyện khác từ các nền văn hóa này.
Tiểu Sử
Sinh quán của Aesop vẫn còn là một vấn đề được tranh luận nhiều từ trước đến nay:Thrace, Phrygia, Ai Cập, Ethiopia, Samos, Athens, Sardis và Amorium đều tuyên bố vinh dự là quê hương của Aesop.Các nhà văn hiện đại lý luận rằng Aesop có thể có nguồn gốc từ Phi Châu:Nhà nghiên cứu Richard Lobban lý luận rằng tên Aesop có dấu hiệu xuất xứ từ “Aethiopian”, là một từ được người Hy Lạp dùng để chỉ hầu hết những người da đen bản xứ ở Phi châu.Ông cũng tiếp tục chỉ ra rằng trong các câu truyện của Aesop có các thú vật sống tại Phi châu, trong số đó có nhiều loài hoàn toàn không có ở Hy Lạp và Châu Âu.
Cuộc đời của bản thân Aesop vẫn còn chưa được biết rõ.Người ta cho rằng ông là một người nô lệ sống tại Samos vào khoảng năm 550 trước Công Nguyên. Trong tác phẩm Xanthus nhà Triết Học và Người Nô Lệ Aesop có phần tường thuật về cuộc đời của ông.Theo các thông tin tản mạn thu thập được về Aesop từ những tài liệu đề cập đến ông ta trong các tác phẩm Hy Lạp (của Aristophanes, Plato, Xenophon và Aristotle), Aesop làm nô lệ cho một người có tên là Xanthus (Îáíèị̈), sinh sống tại đảo Samos.Aesop chắc chắn đã được trả tự do, vì ông đã thực hiện cuộc tranh đấu bảo vệ dân chúng chống lại một thủ lĩnh mị dân nào đó tại Samos (Aristotle, Rhetoric, ii. 20).Ông sau đó sống trong triều đình Croesus, tại đó ông gặp Solon, và ăn tối cùng với nhóm Bảy Nhà Hiền Triết Hy Lạp và Periander ở Corinth.Dưới triều đình Peisistratus, người ta cho rằng ông đã đến Athen, tại đó ông đã kể câu truyện ngụ ngôn Lũ Ếch Muốn Có Vua để thuyết phục dân chúng từ bỏ ý định phế truất Peisistratus để tìm người thay thế cầm quyền.Tuy nhiên, có một câu chuyện ngược lại, kể rằng Aesop bênh vực dân chúng chống đàn áp bằng cách thông qua các câu truyện ngụ ngôn của ḿnh, đả kích Peisistratus, là người chống tự do ngôn luận.
Theo sử gia Herodotus, Aesop chịu một cái chết khốc liệt dưới tay những người dân Delphi, nhưng sử gia này không nói rõ nguyên nhân.Các nhà văn sau này có nhiều nhận định khác nhau, như cho rằng đó là do việc châm biếm lăng mạ của ông , việc tham ô tiền bạc do Croesus giao cho ông để phân bổ tại Delphi, và lời đồn về việc nhạo báng của ông về một chiếc cốc bạc.Một đợt dịch bệnh xảy ra sau đó được cho rằng là nguyên nhân đưa đến việc hành hình ông, dân Delphi tuyên bố quyết tâm đòi Aesop đền mạng, thay cho một người có liên hệ gần hơn với dịch bệnh đó, được cho là cháu gọi một người chủ cũ của Aesop bằng ông có tên gọi là Iadmon (ÉÜä́ùí).
Các câu chuyện phổ biến xoay quanh Aesop được Maximus Planudes, một nhà tu ở thế kỷ thứ 14, kết hợp lại thành một bản tiểu sử đưa vào phần lời tựa cho một tập truyện ngụ ngôn dưới tên của Aesop.Theo lưu truyền ông là người hình hài cực kỳ xấu xí và dị dạng, đây là chủ đề cơ bản trong việc thực hiện bức tượng kỳ dị của ông bằng cẩm thạch ở lâu đài Albani, Rome, là một “chân dung của Aesop”.Cách nhìn nhận này về tiểu sử Aesop đã thực sự tồn tại một thế kỷ trước thời kỳ Planudes.Người ta thấy nó xuất hiện trong bản thảo viết tay của một tác phẩm ở Florence vào thế kỷ 13.Tuy nhiên, theo một bản tường thuật khác của sử gia Hy Lạp Plutarch về buổi tiệc rượu đêm chiêu đãi Bảy Nhà Hiền Triết, tại đó, Aesop là khách mời, có nhiều lời lẽ chế giễu về thân phận nô lệ của ông trước đó, nhưng không thấy có lời nào đả động đến diện mạo bên ngoài của cá nhân ông.Dị hình của Aesop được người Athen tranh luận sâu xa hơn, họ đã dựng tượng tôn vinh ông qua tác phẩm điêu khắc của Lysippus.Một số người cho rằng trong thiên sura, hoặc “chương,” Luqman trong kinh Coran có đề cập đến Aesop, là một nhân vật nổi tiếng ở A-rập trong thời đại Muhammad.
Aesop cũng được đề cập đến một cách khái quát trong huyền thoại cổ Ai Cập, “Cô Gái và Đôi Giày Đỏ”, được nhiều người cho là thiên truyện Cô Bé Lọ Lem đầu tiên trong lịch sử.Trong truyện thần thoại, người nô lệ được trả tự do Rhodopis có kể rằng một người nô lệ có tên là Aesop đã kể cho bà ta nhiều câu chuyện ngụ ngôn và các câu chuyện giàu cảm xúc khi họ còn là nô lệ ở đảo Samos.
Truyện Ngụ Ngôn Aesop
Truyện ngụ ngôn Aesop hay tập truyện ngụ ngôn được thu thập và kết hợp lại dưới tên gọi Aesopica chỉ nhiều tập truyện ngụ ngôn răn dạy đạo đức luân lý được cho là của Aesop."Truyện Ngụ Ngôn Aesop” cũng đã trở thành một thuật ngữ phổ biến để chỉ tập các truyện ngụ ngôn ngắn, luôn là các chuyện thú vật được nhân cách hóa.Con Cáo và Chùm Nho (Từ đó có thành ngữ “nho chua”), Rùa và Thỏ, Gió Bắc và Mặt Trời, và Cậu Bé Chăn Cừu và Con Cáo (cũng còn gọi là Cậu Bé Khóc Cáo), là những câu chuyện được phổ biến khắp thế giới.
Nhà thơ Pháp La Fontaine đã phóng tác từ nhiều cốt truyện ngụ ngôn này.
Nhà văn Leo Tolstoy cũng có nhiều bản phóng tác tự do từ một số các truyện ngụ ngôn của Aesop.
Mời các bạn đón đọc Những Truyện Ngụ Ngôn Hay Nhất của Aesop của tác giả Fiona Waters & Fulvio Testa.