Cho tới nay, nhân dân ta vẫn quen với khái niệm chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm, kể từ khi ta bắt đầu nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm của Pháp vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi toàn bộ các lực lượng Pháp ở đây buông súng đầu hàng.
Tuy nhiên, đối với quân đội viễn chinh Pháp thì Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng kéo dài, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 là khi mới bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh đã lập tức bị bộ đội và nhân dân địa phương đón đánh, tiếp đó là gần nửa năm bị vây hãm, bị tập kích, phục kích mà đỉnh cao là những trận đánh liên tục kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 và hoàn toàn kết thúc vào ngày 8 tháng 5 khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc phân khu phía Nam định tháo chạy sang Lào nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hết, tổng cộng là 170 ngày tất cả.
Chính vì những lẽ đó nên Erwan Bergot, một trung úy có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu đã trải qua gần sáu tháng sống trong cảnh căng thẳng, hãi hùng, khốn đốn tại Điện Biên Phủ, cuối cùng bị bắt làm tù binh rồi được phóng thích, đã viết cuốn sách này và được Nhà xuất bản Presses de la Cité ở Paris, Phap, xuất bản năm 1979 , sau đó được nhiều lần tái bản.
Theo giới thiệu của Nhà xuất bản Presses de la Cité, Erwan Bergot đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các bạn chiến đấu cũ, ghi lại « nhiều chứng cứ của những người còn sống sót để dựng lại một bức tranh sinh động và bi thảm trải dài suốt 170 ngày đêm, từ việc xây dựng tập đoàn cứ điểm , tổ chức các vị trí phòng ngự đến các trận đánh, nhưng trước hết là tinh thần, tình cảm của những người lính chiến đấu. Chính họ là những nhân chứng không thể bác bỏ. Họ là những người đứng ở vị trí hàng đâu”.
Để làm phong phú thêm nguồn tư liệu về cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, chúng tôi xin cung cấp thêm một cách nhìn nhận, phản ánh từ phía bên kia chiến tuyến, do chính một cựu binh Pháp viết,
Bản dịch tiến Việt được thể hiện bởi dịch giả Lê Kim, người cũng từng là một chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trong sư đoàn 308 năm xưa.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Nhà xuất bản Công an nhân dân
***
Ngày 8 tháng 5 năm 1954
Tại hầm chỉ huy ở Isabelle cách trung tâm Điện Biên Phủ 5 kilômét về phía Nam, đại tá Lalande hỏi hoài chiếc Dakota đang bay vô ích như điếc. Phải làm gì bây giờ ? Đi đâu bây giờ ? Ông đang còn trong tay hai tiểu đoàn dưới sự chỉ huy trực tiếp, cùng với lính pháo và lính lái ba chiếc xe tăng đã bị phá hủy. Phải đưa họ đi đâu ? Đêm đã xuống, bao phủ trên cứ điểm cuối cùng cạm bẫy của địch.
Những khu rừng, dãy núi, thửa ruộng bậc thang mà ông đang ngồi ở trung tâm có vẻ như xa lắm, ngoài tầm với tới. Đâu là con đường tốt nhất để đến được đó, để hòa nhập vào đó, tránh khỏi sự hổ thẹn bị bắt làm tù bình ? Lalande đã đặt câu hỏi như vậy với trưởng phi cơ số 545 mang tên Yankee Alpha lúc chiếc máy bayt này lượn trên đầu khi chập tối. Bộ tư lệnh Pháp ở Hà Nôi chắc cũng đã được báo động, được xin chỉ thị. Nhưng không ai trả lời.
Vì vậy, Lalande triệu tập các sĩ quan cấp dưới tới họp bàn. Ông nêu ý kiền :
- Chúng ta sẽ thử thọc một mũi theo hướng Nam.
21 giờ ngày 7 tháng 5, từng đơn vị một, vũ khí trong tay, lính lê dương, lính thuộc địa Angiêri, lính địa phương Thái, lính pháo và lính cưỡi ngựa, ra khỏi lớp bùn chiến hào đã bám chặt họ như một người bạn trung thành suốt 58 ngày đêm chiến đấu. Họ đã vượt qua những lớp hàng rào dây thép gai, đang đi xuống cánh đồng.
Họ không đi xa. Trừ vài lính kỵ binh trong trung đội Préaud, vài lính Thái, một nhóm lê dương, tất cả khoảng 100 người, cố chọc thủng vòng vây địch và trong vài ngày tới sẽ phải chiến thắng đói, khát, bệnh tật, mệt mỏi, kiệt sức, cố đến được Mường Sài cách đây 200 kilômét về phía Tây, là một cứ điểm của Pháp ở Bắc Lào.
Còn những người khác, không biết rõ số lượng, sẽ lang thanh nhiều ngày, nhiều tuần trong rừng rậm. Họ sẽ chết một cách đơn độc, bị mọi người bỏ rơi. Những người này sẽ chỉ bị thua cái chết. Nhưng phần lớn những người lính này của Isabelle đã mệt lử sau 58 ngày chiến đấu, vừa thoát khỏi trận phục kích này lại rơi vào trận phục kích khác, cuối cùng đã bị bắt sống, bị trói tay áp giải trong đám tù binh, đi đến các trại giam cách đây 600 kilômét.
Đối với những binh sĩ ở phân khu Trung tâm cũng như ở phân khu Nam,từ đó bắt đầu một cuộc sống chìm đắm trong yên tĩnh của ban đêm và họ bắt đầu biết thế nào là thất vọng.
Cũng trong ngày 8 tháng 5 này, trung tá Godard chỉ huy cuộc hành quân Albatros và binh đoàn của « Crèvecour » ( Tác giả đặt tên Crèvecoeur trong ngoặc kép vì còn có nghĩa là « vỡ tim » - ND) được lệnh quay lại trở về Lào, đúng trong lúc họ chỉ còn phải vượt 50 kilômét nữa để tới cánh đồng cách Isabelle chưa đầy mười kilômét.
Nhất định họ đã gặp những toán biệt kích Malo và Servan từ Cánh đồng Chum đi lên nhằm giúp đỡ những binh lính ở Điện Biên Phủ từ lúc đang còn bị bao vây.
Nhưng họ không biết đám biệt kích trong rừng này ở đâu cả. Số lính biệt kích này có tới 2000 do Touby Liphong được gọi là « vua Mèo « tập hợp chung quanh, đã từng tỏ ra trung thành với Pháp từ những năm đen tối dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản.
Dù đã quá muôn, họ vẫn cứ đi cứu những « người bạn » Pháp ở Điện Biên Phủ. Đám lính biệt kích có những người Âu chỉ huy, trong đó có hai sĩ quan bộ b inh là Mesnier và Sassi, một lính dù đã từng nhảy xuống đất Lào để chiến đấu chống Nhật Bản và một nhóm hạ sĩ quan trong đó có Lasserrre và Luttringer. Suốt nhiều tuần, họ đã vượt những đỉnh núi đá vôi, băng qua sông, đi qua nhiều thung lũng.
Ngày 8 tháng 5 họ tới chân núi Phù Lôi, cách Điện Biên Phủ bốn ngày đường.
Nhưng họ còn có thể làm gì được để chống lại với khoảng sáu chục ngàn bộ đội Việt Minh đang tập hợp chung quanh Điện Biên Phủ ? Nhất định không làm được gì cả, có lẽ chỉ có thể giúp được vài người chạy trốn, thu nhặt được những người đang lang thang trong rừng rậm …
Nhưng, cũng như Godard, Sassi đã được lệnh quay trở lại.
Mời các bạn đón đọc Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm của tác giả Erwan Bergot.