Cuốn sách này thực sự là một tuyệt tác của Arrian, một sự bảo đảm vĩnh viễn cho danh tiếng của ông. Arrian đã nói rõ về tầm quan trọng của cuốn sách này đối với ông:
"Tôi không cần tuyên bố danh tính của mình - mặc dù nó chưa từng được ai biết tới; tôi không cần ghi rõ quê hương tôi và gia đình tôi, hoặc bất kỳ chức vụ hành chính nào mà tôi đã từng nắm giữ. Tôi chỉ muốn nói điều này: rằng cuốn sách này, từ khi tôi còn trẻ, đã quý giá hơn quê hương, dòng họ và sự thăng tiến - quả thực, đối với tôi, nó chính là tất cả những điều đó.
…Nhưng là một con người, nếu ai đó coi thường Alexander, trước hết anh ta nên tự soi chiếu mình với ngài: bản thân anh ta một kẻ tầm thường, ít tiếng tăm còn Alexander là một Hoàng đế vĩ đại với những thành công mà không ngòi bút nào tả xiết, người cai trì hai lục địa, người mà danh tiếng đã được cả thế gian biết đến. Làm sao có ai đó lăng mạ ngài, khi đó hiểu rằng, sự khinh thị và mục đích tầm thường của anh ta chỉ chứng minh cho sự bất lực của bản thân mà thôi."
Arrian đã nắm bắt được một đề tài hấp dẫn, và một cơ hội huy hoàng. Không một ai đã từng viết về Alexander Đại đế nhiều hơn ông. Không một ai, một nhà thơ hoặc nhà văn nào, có được sự công minh như ông. Chừng nào những tác phẩm của những tác giả trước đó (viết về Alexander) còn chứa đựng những sai lầm hiển nhiên, chừng đó một Alexander thực sự còn bị che giấu dưới vô vàn những tuyên bố mâu thuẫn. Cuốn sách của Arrian quả thực đã chấm dứt tình trạng này. Tầm quan trọng của Alexander Đại đế to lớn đến mức Arrian đã không ngần ngại thách thức cả những sử gia Hy Lạp vĩ đại.
***
Arrian, hay Lucius Flavius Arrianus, là một người Hy Lạp sinh ra vào khoảng một vài năm trước năm 90 sau Công nguyên (SCN), trong một gia tộc giàu có tại Nicomedia, thủ phủ của La Mã thuộc Bithynia. Cha của ông được công nhận là công dân La Mã, điều này cho phép Arrian bắt đầu sự nghiệp trong công cuộc phục vụ vương quyền. Vào khoảng năm 108 SCN, ông học triết học dưới sự hướng dẫn của Epictetus.
Triết lý này đề cao sự tri túc [contentment – nghĩa là biết đủ]. Tri túc đem đến một đời sống lặng lẽ, bình yên, không có gì đáng để bận tâm phiền não. Sự bình an tâm hồn là điều đáng quý trọng hơn cả. Niềm an lạc ấy được tìm thấy thông qua sự tự kiềm chế [self-control] hay tự chủ [self-mastery]; đó là khả năng chế ngự lòng ham muốn và làm chủ bản thân, không để mình buông thả theo dục vọng. và ghi chép những lời thuyết giảng của triết gia này trong cuốn The Discourses (tạm dịch: Những tranh luận) và tóm tắt các bài giảng của Epictetus trong Manual (tạm dịch: Sổ tay). Ông thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp. Vào khoảng năm 129 hoặc 130 SCN, ông đã là quan chấp chính. Một năm sau, ông được bổ nhiệm làm thống đốc một khu vực biên giới thuộc Cappadocia, điều này cho thấy Hoàng đế Hadrian tin tưởng vào khả năng quân sự và quản lý của ông tới mức nào. Arrian chỉ huy hai quân đoàn La Mã và đông đảo quân đội đồng minh, gánh vác một trọng trách chưa từng có tiền lệ đối với người Hy Lạp trong giai đoạn đó. Năm 134 SCN, ông đánh đuổi quân xâm lược Alan khỏi vùng Armenia trong một cuộc chinh phạt mà ông đã mô tả trong The Formation Against the Alans (tạm dịch: Dàn trận chống lại quân Alan).
Ông cũng viết Tactical Manual (tạm dịch: Nghệ thuật tác chiến) cho kỵ binh và Circumnaviagation of the Black Sea (tạm dịch: Hành trình qua biển Đen), một ghi chép về chuyến hải hành mà ông đã thực hiện từ Trapezus tới Dioscurias vào những năm 131-132 SCN.
Ông đã rút khỏi chức vụ này hoặc bị triệu hồi trước thời điểm vua Hadrian băng hà vào năm 138, và trong phần đời còn lại, ông sống tại Athens và chuyên tâm vào việc viết lách. Arrian đã trở thành công dân Athens và trở thành quan chấp chính vào năm 145, điều khiến ông có đủ điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng Areopagus,[4] hội đồng quản trị chính của Athens. Không ai biết gì hơn về cuộc đời của ông. Những tác phẩm còn lại về thời kỳ Athens của Arrian bao gồm On the Chase (tạm dịch: Bàn về truy kích), cuốn Những cuộc chinh phạt của Alexander Đại đế gồm bảy quyển, và Indica (tạm dịch: Lịch sử Ấn Độ) – một ghi chép về chuyến hải hành từ Ấn Độ tới vịnh Ba Tư của hạm đội Alexander Đại đế.
Mời các bạn đón đọc Những Cuộc Chinh Phạt của Alexander Đại đế của tác giả Arrian.