Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Nhà Xưa Có Hoa Mimosa Vàng - Nguyễn Đức Tùng

Bạn đọc từng biết đến Nguyễn Đức Tùng qua loạt bài “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam” nổi tiếng đăng trên Tạp chí Sông Hương các tháng 6,7,đi năm 2009. Tiếp đó, cuốn sách “Thơ đến từ đâu” cũng đã đem lại những cảm thức văn chương mới mẻ trong dòng văn học Việt Nam đương đại. Một số truyện ngắn của anh xuất hiện trên Sông Hương cũng đã để lại những dấu ấn lạ.

Nguyễn Đức Tùng là một Bác sĩ hiện sống ở Vancouver - Canada. Anh chữa bệnh, viết nghiên cứu phê bình văn học và làm thơ, viết văn. Thơ anh bên dưới những chiêm nghiệm tinh tế mang phong cách hiện đại, là những dòng chảy đau đáu thời cuộc, suy ngẫm khôn nguôi về cõi người, về cái đã qua rọi xuống cái bây giờ và cả mai sau…

***

Tôi gọi số điện thoại mới của chị mà cháu Thơ Thơ cho, báo tin bạn chị, họa sĩ Đinh Cường, vừa mất. Chị nhấc máy, im lặng. Tôi gác máy, gọi nữa, chị lại bắt máy. Tôi hỏi mấy câu Thơ Thơ dặn, chú phải nói rứa nói rứa mẹ cháu mới hiểu chú ạ. Chị vẫn không nói. Đầu kia, có tiếng u u như gió thổi qua đồng cỏ lạnh giá. Tôi cầm điện thoại, giữ lâu, giữa hai chị em chỉ có tiếng gió rì rào.

Thế mà mấy năm trước, tôi cùng anh Tường, anh rể tôi, ghé thăm nhà chị ở gần Seattle, khi về chị còn chạy theo ra hiên. Khớp gối bên phải sưng đau, sờ thấy nóng, đi cà nhắc, bảo: em cho chị hôn em. Rồi vói người hôn lên má tôi đánh chụt một cái.

Tôi hiểu, đó là nụ hôn dành cho mẹ tôi. Anh Phan Văn Tốn chồng chị là con của cậu ruột tôi. Mẹ mất sớm, từ nhỏ anh về ở với mẹ tôi, bà cô út, gọi là o. Những bà o chưa chồng thương cháu như con. Anh đem người bạn vong niên cùng đi kháng chiến về giới thiệu. Mẹ tôi lập gia đình với ba tôi lúc người đã ngoài ba mươi, thời đó muộn. Khi tôi sáu tuổi, cha mẹ tôi dựng nhà trong vườn mới mua, kề bên vườn hương hỏa của ông bà ngoại. Vì đất ấy không ai trông nên mẹ tôi vào ra coi sóc, hai vườn thông nhau như một. Tan trường, tôi cho sách vở vào một xó, thoắt cái đã nhảy chuyền cành trên những cây ổi, cây bưởi rậm rạp, cành lá giao nhau. Một buổi chiều đi học về muộn, nhà vắng khác thường. Tôi tò mò đi qua hàng rào tre trúc ngăn giữa hai vườn thì gặp mẹ tôi đi ngược lại. Dáng bà kín đáo, im lặng. Có lẽ bà chưa kịp thấy tôi. Từ phía khác, sau bụi tre, tôi nghe tiếng người nói khẽ. Giọng gắt. Anh Tấn.

Anh là em trai kế của anh Tốn, là người chăm lo nhang khói dòng họ. Trong nhà anh có bức ảnh lớn của anh Tốn và chị Thanh Sâm, bồng các cháu Thi Thi, Ti Ti, Thơ Thơ, Lam Điền. Anh Tốn để râu mép, mặt vuông, đẹp, hiền, nghiêm nghị. Chị áo dài tha thướt. Lúc ấy anh Tấn là chỉ huy nghĩa quân của xã, gồm hai đơn vị, một bảo vệ cầu Ái Tử, một bảo vệ khu lân cận như trường tiểu học, vườn ươm của tổ chức lương nông quốc tế. Anh mang khẩu súng trường dài, loại M1 Garand, nổ đanh, bán tiểu liên tự động. Sống thời chiến tranh, không lạ gì trò chơi chết chóc, tôi nhận ra dễ dàng các loại súng, tiếng nổ của chúng, tiếng đại bác, moóc chê. Tôi lắng nghe câu chuyện giữa mẹ tôi và người cháu gọi bằng o ruột. Những năm sáu mươi, chiến tranh mới lẻ tẻ thôn xóm, chưa lan rộng như sau này, nhưng cái chết hai bên gây ra cho nhau thật tàn khốc. Mỗi lần có vụ du kích giật cầu, đánh lô cốt, bắn pháo bừa bãi vào chợ búa thì có một cuộc bố ráp sau đó, càn quét cơ sở bí mật người kháng chiến cũ. Mỗi lần có một du kích bị bắn hạ khi vượt qua đường tàu thì vài hôm sau liền có cuộc trả thù nhắm vào các viên chức chính quyền cấp thôn xã hay người thân của họ. Đặc điểm quan trọng nhất của chiến tranh du kích Việt Nam là tính chất trả thù.

Mời các bạn đón đọc Nhà Xưa Có Hoa Mimosa Vàng của tác giả Nguyễn Đức Tùng​.