Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Thằng Cười - Victor Hugo

Bộ tiểu thuyết Thằng cười của Victor Hugo đưa chúng ta đến với nước Anh của thế kỷ XVII, chủ yếu dưới các triều đại của dòng họ Xtiua. Giắc II và Annơ Xtiua. Victor Hugo đã đưa vào Thằng cười không biết bao nhiêu chi tiết lịch sử có thật của nước Anh thời bấy giờ với tên tuổi các ông vua, các nữ hoàng, nữ công tước, các vị nguyên lão, miêu tả tỉ mỉ chốn cung điện, các nghi thức triều đình… với một bút pháp độc đáo tài tình.

***

Ở nước Anh, mọi thứ đều phi thường kể cả cái không tốt, kể cả chế độ đại tộc. Giai cấp quí tộc của Anh mới thật sự là giai cấp quí tộc, trong ý nghĩa tuyệt đối của từ ngữ đó. Không có chế độ phong kiến nào nổi tiếng hơn, khủng khiếp hơn và tồn tại dai dẳng hơn. Chế độ phong kiến ấy đã có tác dụng ở thời điểm của nó, chúng ta phải công nhận điều đó. Hiện tượng ấy, hiện tượng Lãnh quyền, cần được nghiên cứu ngay trên đất Anh, cũng như hiện tượng Vương quyền phải được nghiên cứu ngay trên nước Pháp.

Lẽ ra nhan đề thật sự của cuốn sách này là Chính thể quí tộc. Một cuốn khác tiếp theo có thể lấy nhan đề là Chính thể quân chủ. Cả hai cuốn đó, nếu tác giả hoàn thành được, sẽ ra trước và sẽ dẫn theo một cuốn khác nhan đề: Chín mươi ba.

***

Uyêcxuyt và Ômô gắn bó với nhau bởi một tình bạn thắm thiết. Uyêcxuyt là một con người, Ômô là một con sói. Đôi bên rất tâm đầu ý hợp. Chính con người đã đặt tên cho con sói. Cũng có thể chính ông ta đã tự chọn lấy tên; thấy Uyêcxuyt hợp với mình, nên ông thấy Ômô rất hợp với con vật[3]. Việc kết bạn giữa người này và sói nọ rất có lợi, ở các phiên chợ, ở các hội hè của giáo khu, ở các góc đường có nhiều người qua lại tụ tập, và ở nhu cầu của dân chúng đứng đâu cũng muốn nghe những chuyện lăng nhăng, ngồi đâu cùng muốn mua những thuốc nhảm nhí. Quần chúng rất thích con sói ngoan ngoãn và biết phục tùng một cách rất dễ thương. Còn gì thú vị bằng được xem những trò luyện thú. Thoả mãn nhất là khi chúng ta được nhìn tất cả các kiểu thuần hóa súc vật diễn ra trước mắt. Chính vì vậy mà trên đường đi qua của những đoàn tùy tùng nhà vua, có nhiều người như thế.

Uyêcxuyt và Ômô đi hết ngã tư này đến ngã tư khác, hết các quảng trường Aberixuyt đến các quảng trường Yetbua, hết xứ này qua xứ nọ. Hết lãnh địa nọ sang lãnh địa kia, hết phố phường lại đến thị trấn. Chợ này vãn, thầy trò sang chợ khác. Uyêcxuyt ở trong một cái chòi lưu động, được Ômô, khá văn minh, kéo lệch xệch ban ngày và ban đêm thì canh gác hộ. Ở những đoạn đường khó đi, gặp những đoạn dốc, khi có nhiều vết xe quá và có nhiều bùn quá, người lại đóng đai lên cổ và thân mật sát cánh cùng sói kéo xe. Cứ như thế cả hai cùng già đi. Thầy trò gặp đâu cắm lều đó, trên một bãi hoang, ven một trảng trống, giữa giao điểm của đường sá, ở cổng vào thôn xóm, ngay các cửa ô, trong những đình chợ, giữa đường dạo mát, rìa các công viên, trên sân nhà thờ. Khi các xe dừng bánh ở một bãi chợ phiên nào đó, khi các mẹ há mồm đổ xô đến, khi những kẻ tò mò xúm đen xúm đỏ, Uyêcxuyt lại cất tiếng ba hoa, Ômô lại tán thành. Mõm ngậm một cái bát gỗ, Ômô lễ phép đi xin tiền khán giả. Thầy trò cứ thế kiếm sống qua ngày. Sói biết chữ, mà người cũng biết chữ. Sói được người huấn luyện, hoặc tự luyện lấy một mình, làm được nhiều trò sói rất dễ thương, góp thêm phần thu nhập - Cốt nhất chú mình đừng có thoái hóa thành người đấy - ông bạn nói với nó như thế.

Sói không bao giờ cắn, nhưng người thì cũng thỉnh thoảng. Ít ra, cắn là ước vọng của Uyêcxuyt. Ông vẫn là một người yếm thế, và để tỏ rõ tính yếm thế của mình, ông đã chọn lấy cái nghề múa rối. Cũng cốt là để kiếm sống vì dạ dày hay áp đặt điều kiện của nó. Hơn nữa ông già yếm thế múa rối này, hoặc để cho mình thêm khó hiểu, hoặc để cho mình được thật hoàn chỉnh. Còn làm thêm nghề thầy thuốc. Bảo là thầy thuốc cũng chưa hết đâu. Uyêcxuyt còn nói được giọng bụng. Người ta thấy ông nói ra nhưng mồm thì lại không mấp máy. Ông bắt chước được giọng nói và cách phát âm của bất cứ ai, người nghe rất dễ lầm; ông giả giọng mà cứ tưởng như có người nói thật. Một mình ông có thể làm được đủ tiếng rì rầm của cả một đám đông, vì vậy ông được tôn là thầy nói bằng bụng. Ông nhận luôn danh hiệu đó.

Ông có thể bắt chước đủ mọi tiếng chim, họa mi, cun cút, sơn ca mà người ta còn gọi là bêghinet, sáo yếm trắng, tất cả các loại hay đi lang bạt như ông; thành thử, chốc chốc tùy ý ông, ông lại cho ta nghe một quảng trường đầy tiếng người xôn xao, hoặc một cánh đồng ồn ào tiếng súc vật; lúc thì náo nhiệt như một đám đông, lúc thì nhẹ nhàng, yên tĩnh như giây phút bình minh.

Mời các bạn đón đọc Thằng Cười của tác giả Victor Hugo.