Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Daniel Ellsberg

Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam.

Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.
Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".

Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).

Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.

Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này.

***

Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ của Công ty Rand[I] ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu tối mật mà tôi dự tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen thuộc là Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở văn phòng của tôi.

Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công bố tài liệu của tôi.

Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức của tôi.

Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ - ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc gia khác, và tôi đã nỗ vạch trần và chống lại cuộc chiến khi ý thức mách bảo nó đã trở thành một tội ác với hy vọng chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Qua quá trình nhận thức trên, tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm tránh khả năng chiến tranh leo thang lên cao hơn. Nhưng gần đến giữa năm 1973, khi tôi phải ra trước Toà án liên bang vì nhũng hành động của tôi vào cuối năm 1969, tôi đã nói không ai, kể cả tôi, thành công trong mục đích và cố gắng của mình. Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột - cho dù nó được nhìn nhận như là một cuộc kiểm nghiệm bị thất bại, một vũng lầy hay một sai phạm về mặt đạo lý - dường như cũng chẳng thấm vào đâu so với những cố gắng để chiến thắng trong cuộc xung đột đó. Vì sao?

Mời các bạn đón đọc Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam của tác giả Daniel Ellsberg.