Cuộc Chiến Không Kết Thúc - Người Israel & Palestine Trong Cuộc Chiến Giành Vùng Đất Hứa.
- Một vùng đất hứa ( Israel - Palestine) của ba tôn giáo lớn trên thế giới - Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo - lại là nơi lửa đạn như luôn rình rập bất cứ tín đồ nào của một trong ba tôn giáo ấy !
- Chính ở miền đất thiên đó, một trong những dân tộc bản địa - người do Thái - phải lang thanh khắp thế giới hàng ngàn năm nay. Và cũng chính nơi đó - sau Thế chiến II - quốc gia Do Thái ra đời, cũng là lúc người Palestine lại phải rời bỏ nhà cửa, đất đai ra đi.
- Cả hai dân tộc Do Thái - Palestine đều không muốn bánh xe lịch sử quay những vòng lịch sử quay những vòng nghiệt ngã để luân phiên nhau tồn tại, trên mảnh đất nhỏ đẹp như thế. Cả hai phải cùng tồn tại, cộng sinh. Nhưng tồn tại như thế nào? Đó là vấn đề nan giải làm cho cả thế giới phải quan tâm…
- Một cuộc chiến vì chính nghĩa đối với cả hai dân tộc, nhưng nghịch lý thay, tại sao chẳng biết bao giời mới kết thúc!
***
Cuốn sách là một thiên phóng sự sinh động của nhà báo người Ý Anton La Guardia giới thiệu bao quát lịch sử và những biến động triền miên của Vùng đất hứa, hay còn gọi là “Kingdom of Heaven” giữa người Israel và người Palestine từ hàng ngàn năm trước Công nguyên cho tới ngày nay. Một dải đất ngang không quá 75 dặm và dài chưa tới 260 dặm, với dân số hơn 5 triệu người Do Thái và hơn 4 triệu người Palestine, nhưng là nơi mà hơn 1 tỉ người Hồi giáo, 1,7 tỉ người Kitô giáo và khoảng 13 triệu người Do Thái khắp thế giới hướng về. Làm thế nào để hai dân tộc Israel và Palestine có thể cùng tồn tại trong hoà bình? Đó vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp.
***
Lúc đăng ký chuyến bay ở phi trường Ben-Gurion, một phụ nữ trẻ dẫn các hành khách vào những hàng cách nhau để khám xét về an ninh. Những người Do Thái đứng ở một hàng còn những người không phải Do Thái đứng ở hàng khác. Những người nói tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ) đọc lướt bảng câu hỏi. Những người còn lại thường đợi ở hàng để hướng về dãy câu thẩm vấn, từ thông thường đến gay gắt. Ông (bà) có mang đồ hộ ai không? Ông (bà) có quen ai ở Israel không? Tên của họ là gì? Ông (bà) có đi tới Bờ Tây không? Ông (bà) có người bạn Ả Rập nào không? Tên họ là gì? Và vân vân.
Mặc dù có vẻ qua loa nhưng phải nói là "tôi cảm thấy khó chịu" cái kiểu hạch hỏi khó ưa ấy. Nó có nghĩa là điều tra nhân dạng của khách hàng, đâm chọc vào chuyện của du khách. "Còn ông là nhà báo à? Có gì chứng minh không? Vui lòng mở máy tính của ông và chỉ cho tôi những gì ông đã viết." Có khi người thẩm vấn bỏ đi, nhưng một người khác đến và bắt đầu hỏi lại. Tôi lại bị hỏi, hết sức nghiêm túc: "Ông không phải người Do Thái, vậy tại sao ông tới Israel?" Ở đây chẳng làm gì phải lo ngại về chuyện "ghi hình", hỏi về sắc tộc hay điều gì khác. Những phụ nữ nước ngoài tự đi còn bị xăm xoi rất kỹ, kể từ khi Nizar Hindawi, một người Jordan làm việc cho cơ quan tình báo Syria, đã gửi cô bạn gái có thai người Ireland trên chuyến bay E1 Al mà không nói cho chị ta biết là anh ta đã giấu quả bom Semtex ở đáy giả cái túi của chị ta. Một lính gác của El Al tinh ý đã phát hiện thiết bị này, cứu được mạng của 375 người vào bữa đó, hồi tháng Tư 1986.
Cả khi ở nước ngoài, lúc bạn bước lại gần quầy, bạn đã đi vào sự kiểm soát của Israel, lúc nào cũng nghĩ có mối đe dọa khủng bố và chiến tranh. Ở một số nước châu Âu, một nhân viên an ninh ngồi cạnh tài xế xe bus đưa khách từ nhà khách tới máy bay. Những nhân viên mật vụ khác rải khắp nơi, bảo vệ cầu thang lên xuống hoặc dắt con chó đánh hơi trên hành lý. Đôi khi một xe bọc sắt theo dõi chiếc máy bay hạ cánh đang chạy trên đường băng. Mỗi chuyến bay E1 Al đều có lính gác vũ trang và các buồng lái ngăn được đạn.
…
Mời các bạn đón đọc Cuộc Chiến Không Kết Thúc: Người Israel & Palestine Trong Cuộc Chiến Giành Vùng Đất Hứa của tác giả Anton La Guardia.