Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tôi Là Thầy Tướng Số Tập 3

Phàm đến xem tướng số tựu chung có: cha mẹ xem cho con cái, con cái xem cho ba mẹ; Vợ xem cho chồng, chồng xem cho vợ; Sĩ tử, kẻ lắm tiền, người quyền cao tước trọng xem cho bản thân mình.

Lẽ thường, khi ai đó hỏi đi hỏi lại một sự việc, nhất định việc đó không được như ý nguyện. Nó là căn nguyên của sự lo lắng, vậy nên kẻ hành nghề tướng số sẽ xem tướng mặt, đoán Bát tự, nắm bắt tinh tế từng tia hy vọng, lòng tham lam, tâm hư vinh, sự đố kỵ, nỗi sợ hãi, tính ngạo mạn của người đến xem. Có thể nói vận mệnh của một người được biểu lộ hết trên khuôn mặt. Điều đó không có nghĩa thầy tướng số bói quá chuẩn, mà do người đến xem đã tự tiết lộ quá nhiều.

Qua từng trang sách, độc giả càng thấu hiểu nhân vật Tổ Gia, phái Giang Tướng dưới thời dẫn dắt của ông, dẫu gây ra không ít việc ác, song vẫn thực tế vẫn là những người tốt "có sứ mệnh cướp của người giàu chia cho người nghèo", "khoác chiếc áo lừa đảo để hành thiện", thậm chí trong nạn đất nước bị xâm lăng có nhiều lúc cũng không màng sống chết mà "hành hiệp vì nghĩa lớn". Sự giằng xé của nhân vật Tổ Gia giữa thiện ác, xấu tốt, đạo của kẻ trượng phu và người tiểu nhân… làm độc giả đồng cảm, và càng tò mò với số phận của ông, cũng như "giáo phái" mà ông dẫn dắt qua bể thời gian loạn lạc.

***

Từ xưa đến nay, kẻ hành nghề tướng số thường chẳng có kết cục gì tốt đẹp, người đi xem tướng số cũng vậy, bởi đem vận mệnh của con người ra mà bói đi bói lại chẳng khác nào trò chơi trẻ con, chưa cần bàn đến chuyện bói chuẩn hay không chuẩn, chỉ cần để lòng tham và lợi ích mon men đến bên bờ tội ác là đã đủ khiến cả hai đánh mất bản ngã. Người thì muốn kiếm tiền, kẻ thì muốn đổi vận, hai bên đều quên mất điều căn bản trong đạo làm người chính là ở bản thân mình. Mọi điều cát hung, họa phúc đều sinh ra từ bản tâm con người, không hỏi bản thân lại đi hỏi quỷ thần, không chịu tu thân lại đi thắp đèn nhang, những đám anh hỏi tôi đáp nhao nhao như ruồi nhặng bu quanh, những lời tâng bốc hám lợi đen lòng không khi nào là không để lộ ra lòng tham, sự yếu đuối trong bản tính con người. Họ lao tâm khổ tứ, dung tục hèn hạ, họ bấu víu vào sợi dây vận mệnh một cách vô cùng đáng thương.

Thuật ngữ trong phong thủy, chỉ dương trạch hay nhà ở có cách cục xấu.

Sau khi Tổ Gia chết, nhất là vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều người nghe nói trước đây tôi từng hành nghề tướng số thì lũ lượt kéo đến nhờ xem một quẻ. Thật lòng mà nói, đối với những loại người này, căn bản không cần dùng đến thủ pháp “anh diệu” gì cả, chỉ cần một chút kiến thức Chu dịch chân chính mà tôi đã lĩnh hội được là đủ để khiến họ thỏa mãn ra về, nhưng tôi không làm vậy, tôi chỉ khuyên họ một lòng hướng thiện. Một vài người nghe tôi, một vài kẻ thì không lọt tai. Tục ngữ có câu: “Phật độ kẻ có duyên”, họ không chịu nghe thì tôi cũng chẳng còn cách nào khác.

Sau này, tôi dứt khoát đóng cửa không tiếp. Tôi già rồi, chỉ muốn bình yên đi nốt quãng đời còn lại.

Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Tôi từ bỏ nghiệp ác, rút khỏi giang hồ, chôn chặt mọi ân oán trong quá khứ xuống tận đáy lòng, không nghĩ đến mà cũng chẳng muốn đề cập với người khác. Rồi cuối cùng, mọi chuyện thị phi về tôi và phái Giang Tướng sẽ theo tôi bước vào quan tài, trở về với đất mẹ bình yên. Nhưng tôi chẳng thể tưởng tượng nổi cái duyên ngộ giữa người với người lại kỳ lạ đến vậy, nó tựa như cái vỗ cánh của bươm bướm có thể gây nên chấn động cực lớn trong pháp giới hư không. Ân oán của phái Giang Tướng quay về như kéo một sợi tóc nhỏ mà khiến toàn thân bủn rủn, tôi của những năm tháng cuối đời như ngọn đèn trước gió, bất đắc dĩ phải một lần nữa đối diện với quá khứ khó có thể quên đó, với cõi giang hồ hư hư ảo ảo đó.

Vào năm 1998, đầu phố bỗng đâu xuất hiện bốn kẻ hành nghề tướng số, nghe chúng nói rằng Tổ Gia chưa chết, một cảm xúc bỗng dâng trào trong tôi. Tiếp sau đó, sự xuất hiện của một người phụ nữ chừng 40 tuổi lại càng khiến cho tôi kinh ngạc không thốt nên lời, bà ta nói rằng mình là con gái của Hoàng Pháp Dung. Con cái của “Quỷ muội” ư? Hậu duệ của phái Giang Tướng sao? Hoàng Pháp Dung - vợ của Tứ Bá đầu quả thực chưa chết? Hơn nữa còn có con gái sao? Tôi như thấy trời đất quay cuồng, ngỡ rằng mình đang nằm mơ, mấy chục năm nay những giấc mơ lạ lùng vẫn luôn bám riết lấy tôi từng đêm.

Vợ tôi nắm chặt lấy tay tôi như để níu giữ tâm tư, tôi nhìn vợ tha thiết, răng cắn chặt môi, lúc này mới nhận ra mọi thứ trước mắt đều là sự thực.

Con gái Hoàng Pháp Dung và bốn kẻ hành nghề tướng số mang đến tin Tổ Gia chưa chết, hơn nữa họ còn mang theo cờ quạt trống phách, gây sự chú ý bên bãi sông chính là nhằm dẫn dụ điều bí mật đã phủ lên lớp bụi thời gian mấy chục năm, họ muốn ép Tổ Gia xuất hiện.

Lòng tôi mênh mang mù mịt, rồi sau đó là một nỗi thê lương kéo dài vô tận: Tổ Gia ơi là Tổ Gia, rốt cuộc thầy còn sống hay đã chết? Thầy có biết mấy chục năm nay con sống như thế nào không? Sinh tử ảo diệt, tranh đấu bất tận, duyên với pháp, đúng với sai, áo cà sa của nhân nghĩa, y bát của tà ác, tất cả cứ như con thoi chạy xuyên qua giữa sự sống và cái chết của chúng ta. Tâm tư của thầy bao trọn trong một vòng huyền bí vô tận, điều con muốn chỉ là sống một cách minh bạch, còn thầy sống là một ẩn số, chết là một món nợ đời!

Tôi muốn đi tìm con đường bất tử của Tổ Gia, vì với tôi đây sẽ là nỗi day dứt khôn nguôi trong suốt quãng đời còn lại và tôi cũng muốn thử đi so sánh với Tổ Gia trước đây mà tôi đã biết - đó là những sự việc bắt đầu từ lời nói của Nhị Bá đầu. Người phụ nữ trước mặt tôi đây chính là một minh chứng tốt nhất, chúng tôi cùng chung sự cảm nhận về Tổ Gia - thiện, ác của ông, dấu tích giang hồ bất tận của ông…

• • •

Quần đảo Chu San, chiều ngày 16 tháng 8, năm Dân Quốc thứ 25 (năm 1936).

Tổ Gia xông ra ngoài hành lang, bên ngoài lửa cháy ngút trời, những thùng xăng và đạn dược bị trúng đạn pháo nổ tan tành, tiếng hò hét vang khắp tứ phía.

Mấy trăm người kêu la chạy loạn, đạn pháo vẫn giội không ngừng, nhiều người bị trúng đạn nổ tan xác, thịt xương rơi lả tả.

Tổ Gia định thần lại, phát hiện Bùi Cảnh Long đã biến mất! Trước khi lên đảo, hai người đã thống nhất phải luôn theo sát nhau, các mắt khóa của “Bát trận đồ” đều do một tay Bùi Cảnh Long dựng nên, vào thời khắc then chốt anh ta có thể giúp Tổ Gia một tay, nhưng trong lúc hỗn loạn Tổ Gia chỉ chăm chăm chú ý đến Tây Điền Mỹ Tử, không có thời gian để mắt đến anh ta.

Tổ Gia căng cặp mắt đỏ ngầu quét nhìn đám người hỗn loạn dưới ánh lửa chập chờn.

“Tổ Gia!” Tiếng Hoàng Pháp Dung từ sau vọng lại.

“Pháp Dung! Các anh em đâu?” Tổ Gia lo lắng hỏi.

“Con không biết, mọi người chạy hết rồi!” Hoàng Pháp Dung gạt mái tóc đẫm mồ hôi trước trán, nói: “Tổ Gia, chúng ta mau chạy thôi! Quân Nhật sắp đến rồi!”

Tổ Gia đành phải gật đầu đồng ý. Cuộc họp đường hội bí mật trước khi lên đảo đã giao hẹn trước: một khi khai chiến, mọi người thân ai nấy lo, càng không cần bảo vệ Đại sư bá, vì như vậy dễ bị người Nhật tiêu diệt cả đám, tất cả chạy ngược lên thượng nguồn sông, tự khắc có thuyền tiếp ứng.

Tổ Gia và Hoàng Pháp Dung chạy thục mạng đến địa điểm hẹn trước, đang chạy bỗng thấy phía trước có một người cũng đang lao như bay.

“Lão nhị!” Tổ Gia gọi to.

Nhị Bá đầu quay lại, loạng choạng suýt ngã: “Ha ha, Tổ Gia!”

Ba người cùng chạy như bay, khi đến điểm hẹn, phóng mắt tìm kiếm, bất giác thở dài ngao ngán: hai chiếc thuyền đánh cá dùng để tiếp ứng bị trúng đạn pháo nổ tan tành, dưới nước dập dềnh mấy thi thể. Tổ Gia vội vàng lao xuống nước tìm kiếm, chỉ sợ mấy thi thể dưới nước kia chính là anh em của mình.

Bỗng nhiên Tổ Gia phát hiện trong mấy thi thể nổi lềnh bềnh kia có một gương mặt rất quen, bất chấp Hoàng Pháp Dung đang cố níu lấy mình, ông vẫn cứ bổ nhào phủ phục xuống nước: “Mai sư gia! Mai sư gia!” Thi thể Mai Huyền Tử gầy gò nổi dập dềnh dưới làn nước biển đục ngầu, sóng biển dập dềnh cuốn đi bùn đất trên mặt ông ta. Vị đại sư từng siêu độ cho hàng ngàn hàng vạn vong linh bên bờ sông Hoàng Phố, giờ đây lại trở nên nhỏ bé và đáng thương đến vậy. Tổ Gia ôm lấy thi thể Mai Huyền Tử, ngửa mặt lên trời mà khóc.

“Tổ Gia, Tổ Gia!” Tiếng gọi bất chợt vang lên từ đâu đó, Tăng Kính Võ cùng mấy anh em của Tinh Võ Hội đang chèo thuyền đến.

“Tổ Gia, lên thuyền, nhanh!” Tăng Kính Võ hô to.

Tổ Gia cố sức đưa cả thi thể Mai Huyền Tử lên thuyền, tiếp theo sau là Nhị Bá đầu và Hoàng Pháp Dung.

“Mau chèo đi!” Tăng Kính Võ giục. Mấy anh em dốc sức chèo, chiếc thuyền nhỏ nhanh chóng biến mất trong màn đêm đen trên biển.

“Đã để Tổ Gia phải sợ hãi rồi. Hai chiếc thuyền phía trước đều bị trúng đạn nổ tan tành, chúng tôi không dám lại gần, phải đợi đến khi hỏa pháo của quân Nhật giảm bớt mới dám vào bờ… ” Tăng Kính Võ nói.

Tổ Gia lặng im không nói, dường như ông vẫn chưa hoàn hồn sau cuộc sinh ly tử biệt vừa rồi. Biển cả mênh mông, bốn bề tối đen như mực không biết đâu là bến bờ, càng không thấy được tia hy vọng nào.

Gần canh ba, tiếng đạn pháo giờ đã dần xa, từng làn gió biển mát rượi thổi lên mặt, Tổ Gia dường như mới hoàn hồn. Chèo thêm mấy canh giờ nữa, đoàn người tấp thuyền vào bờ biển Thiệu Hưng. Nhân lúc trời chưa sáng, nhanh chóng chạy đến nơi ẩn nấp của Tăng Kính Võ.

Vừa mở cửa, một chàng trai trẻ hớt hải chạy ra đón: “Tổ Gia, thầy không sao chứ?” - là Tiểu Lục Tử.

Tổ Gia vỗ vai anh ta nói: “Ta không sao, không sao rồi.”

Năm ngoái, sau khi quy phục Tổ Gia ở chỗ Vương Á Tiểu, Tiểu Lục Tử một bước cũng không rời ông, nhưng lần lên đảo lập bẫy quyết chiến với đặc vụ Nhật Bản này, Tổ Gia dứt khoát không cho anh ta tham gia; mặc dù anh ta tìm mọi cách khẩn nài, Tổ Gia vẫn cương quyết từ chối, cho rằng anh ta là người của Cửu gia, nếu vừa mới gia nhập Đường khẩu đã mất mạng thì biết ăn nói thế nào với Cửu gia. Do đó trước khi khai chiến, tạm cho anh ta đến chỗ Tăng Kính Võ trước.

Tổ Gia quan sát thật kỹ ngôi nhà âm u này: “Tăng lão đệ, sao lại đi chọn ngôi nhà xấu thế này?”

Tăng Kính Võ ngây người ra, đoạn cười nói: “Làm sao mà Tổ Gia biết đây là hung trạch”

Tổ Gia mỉm cười nói: “Trước có hương xuân, sau trồng hồng là tượng Đảo Thọ*, bên tây cao hơn bên đông một mái nhà, đây gọi là Quỷ thám đầu. Ở trong ngôi nhà kiểu này dễ gặp việc hung họa!”

Đảo Thọ: một loài quái thú trong truyền thuyết, ý là mang tượng đoản thọ.

Lời luận đoán này cho thấy trình độ cao thâm của Nhất đại tông sư phái Giang Tướng. Theo tập tính của người xưa, trước nhà phải trồng cây hồng ti*, phía sau nên trồng cây hương xuân*. Hồng ti còn gọi là Quỷ mộc, trồng trước nhà để trấn giữ; hương xuân ngụ ý là tăng thọ, do đó phải là trước trồng hồng, sau trồng hương xuân, nếu làm ngược lại thì tuy phát tài nhưng đoản thọ. Ngoài ra, hai chái nhà phía đông và tây trong kiến trúc tứ hợp viện của người xưa phải cân xứng nhau, không được bên cao bên thấp, dài rộng khác nhau; nếu hai chái nhà bên cao bên thấp, vào buổi tối trông giống như một con quỷ xách một cái đầu, đây gọi là Quỷ thảm đầu, vô cùng xấu! Phái Giang Tướng tuy xuất thân thấp kém, nhưng tuyệt không phải là phường giá áo túi cơm, nhất là Đại sư bá, đều là những người có thực tài. Lý luận này của Tổ Gia được đúc kết từ tinh hoa chung nhất trong lý luận của nhiều trường phái phong thủy.

Một loại hồng có quả nhỏ, màu xanh đen.

Còn gọi là cây thầu dầu.

Trung Quốc sản sinh ra rất nhiều trường phái phong thủy, chỉ riêng trường phái Huyền không phi tinh đã có thể phân ra hơn 100 môn phái lớn nhỏ, mỗi môn phái đều có bộ lý luận của riêng mình, điều này nảy sinh một vấn để lớn: cùng một ngôi nhà, đại sư này nói là vượng trạch, đại sư nọ lại cho là hung trạch; phái Dương Công nói là “Hung sát gia lâm”, hình thê khắc tử*; phái Tam Hợp lại nói là “Cát tinh cao chiếu”, đa tử đa phúc*; mỗi môn phái đều rêu rao mình là chân lý, phái khác đểu là nói hươu nói vượn. Nếu là người dân bình thường lại càng khó phân biệt được thật-giả, không biết phải theo bên nào.

Đại ý là: hung sát cùng đến, khắc vợ hại con.

Đại ý là: sao tốt chiếu rọi, nhiều con nhiều phúc.

Tổ Gia từ khi lên nắm giữ Đường khẩu đến nay, lúc rảnh rỗi thường thích nghiên cứu sách vở về phong thủy, ông cũng thường bị những kiến giải mâu thuẫn làm cho không biết đâu mà lần. Sau này Tổ Gia nghĩ ra một phương pháp vô cùng thông minh, đó là “đúc rút điểm chung nhất để dùng”, nói trắng ra là các loại lý luận, học thuyết dù thiên biến vạn hóa, dù xung đột lẫn nhau, nhưng tựu chung lại đều có những điểm tương đồng, thứ ông đúc rút ra chính là những điểm tương đồng đó.

Bất luận là trường phái phong thủy hình thế, lý khí hay mệnh lý cũng đều có nguyên tắc chung về phương diện luận đoán cát hung, đây cũng là nguyên tắc mà các trường phái trong giới phong thủy Trung Quốc đều tuân theo.

1. Nhà trước cao, sau thấp là xấu. Thế nào là trước, thế nào là sau? “Trước” chính là hướng nhìn của cổng chính hoặc chính đường*. Trung Quốc nằm ở phía bắc đường xích đạo, từ thời thượng cổ đến nay con người xây nhà dựa theo hướng mặt trời, gọi là tọa bắc hướng nam, do đó “trước” thông thường là chỉ hướng nam, “sau” là chỉ hướng bắc.

Chính đường xưa là chỉ phòng lớn nhất ở chính giữa kiến trúc, nay chính là phòng khách.

2. Đồng nam cao, tây bắc thấp là xấu. Truyền thuyết kể rằng, Cộng Công* phạt đứt núi Côn Lôn, khiến cho trời nghiêng về phía tây bắc, đất trũng về phía đồng nam. Do đó tây bắc cao, đông nam thấp là phép tắc của tự nhiên, nếu địa thế đông nam cao, tây bắc thấp, tức không thuận với tự nhiên, tất sẽ gặp việc hung họa, hay gọi là hung trạch.

Thủy thần trong truyền thuyết của dân tộc Hán, còn là tên của một bộ lạc hay người đứng đầu bộ lạc Cộng Công.

3. Kiến trúc bên phải cao, bên trái thấp là xấu. Hai điều trên là nói về địa thế, còn thứ ba đây chính là nói về kiến trúc. Nguyên lý này bắt nguồn từ thuật ngữ trong Phong thủy học: “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, thà để Thanh Long cao vạn trượng, chứ không được để Bạch Hổ thò đầu ra.” Nghĩa là trong một quần thể kiến trúc, hoặc có hai căn nhà liền kế hai bên thì kiến trúc bên phải không được cao hơn nhà chính, dù là một chút cũng không được, riêng bên trái có thể cao hơn tùy theo thiết kế. Bản đồ ngày nay được trình bày là trên bắc, dưới nam, trái tây, phải đông. Người xưa thường lấy hướng bắc làm chuẩn, lưng quay về phía bắc, lấy đó làm khởi điểm, trên đổ hình bát quái hướng bắc là phía sau, ngũ hành thuộc Thủy, do Huyền Vũ cai quản; hướng nam là phía trước, ngũ hành thuộc Hỏa, do Chu Tước trấn giữ; hướng đông là bên trái, ngũ hành thuộc Mộc, do Thanh Long chủ quản; hướng tây là bên phải, ngũ hành thuộc Kim, do Bạch Hổ cai quản. Do vậy mới có cách nói “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, thà để Thanh Long cao vạn trượng, chứ không được để Bạch Hổ thò đấu ra.”

“Thanh Long, Bạch Hổ” bắt nguồn từ thuyết “Lục thú trong Phong thủy học cổ đại. Có câu “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiên Chu Tước, hậu Huyền Vũ, Câu Trần ở chính giữa, Đằng Xà hóa rồng.” Khi khảo sát phong thủy, các thầy tướng số hoặc nhà phong thủy thường thuộc nằm lòng mấy câu này, nhưng hiểu thực sự thì không có được mấy người, nhất là sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, nhiều vị “Đại sư” hữu danh vô thực thường mở tọa đàm luận nghĩa, thậm chí viết sách tán hươu tán vượn về phong thủy. Nhưng trên thực tế ngay đến kiến thức cơ bản về phương vị trước, sau, phải, trái cũng không hiểu.

4. Nhà mà trước mặt là núi, sau lưng có nước là xấu. Người xưa xây nhà rất coi trọng “y sơn bàng thủy” tức phải có thế tựa núi nhìn sông. Núi phải ở phía sau, làm điểm tựa; nước phải ở phía trước, biểu thị tài lộc hội tụ. Ngược lại chính là không có điểm tựa, chủ gặp họa phá tán tiền tài.

Ngoài những kiêng kỵ phong thủy mang tính chất tổng quát này, Tổ Gia còn căn cứ vào lối tư duy của người xưa mà quy nạp thành phép luận đoán cát hung trong phòng ngủ.

1. Phòng ngủ nên tĩnh, không nên động. Phòng ngủ là nơi ngủ nghỉ, khi đi vào giấc ngủ, hồn phách chúng ta được nghỉ ngơi, nếu trong phòng không yên tĩnh tất hồn phách bất an, lục thần vô chủ, dẫn đến gặp nhiều ác mộng, chất lượng giấc ngủ kém, người xưa có câu: “Hồn an tắc vô mộng*.” Do đó phòng ngủ nên tĩnh, không nên động.

Thần hồn an tịnh thì khi ngủ sẽ không mơ mộng.

2. Không để gương đồng* ở đầu giường. Thời xưa gương là pháp khí để gọi thần trừ quỷ, Lý Thời Trân* từng nói: “Gương cổ như kiếm cổ, như có thần linh, có thể tránh tà ma quấy nhiễu.” Người xưa cho rằng gương có thể khiến người khi ngủ bị bóng đè, gặp ác mộng. Hồng Lâu Mộng dưới ngòi bút của Tào Tuyết Cần đã nhiều lần nhắc đến sự linh thiêng của chiếc gương. Do đó, người xưa rất kỵ đặt gương ở đầu giường, vì cho rằng gương là vật “người soi ban ngày, quỷ soi ban đêm”. Ban đêm nếu dậy đi vệ sinh, sẽ thấy trong gương những thứ đáng sợ. Đó là lý do người xưa chưa bao giờ để gương ở đầu giường, nhất là khi trong nhà có người thân qua đời, toàn bộ gương phải được che đi. Truyền thống này được giữ gìn cho đến tận ngày nay.

Xưa chưa có công nghệ tráng bạc làm gương, nên người xưa làm gương từ chất liệu đồng.

Lý Thời Trân tự Đông Bích, là một nhà y dược học thời Minh.

3. Phòng ngủ không nên để binh khí. Thời xưa ngoài kẻ luyện võ ra, người bình thường hiếm khi để binh khí trong phòng ngủ, càng không nên đặt trên giường. Cổ nhân có câu “gối giáo chờ trời sáng”, đây là trạng thái chuẩn bị sẵn sàng liều mạng, sát khí quá nặng, dễ gặp tai họa.

4. Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ thần Phật. Thần Phật là đối tượng để thờ cúng, nơi thờ cúng phải sạch sẽ, thanh tịnh. Phòng ngủ là nơi để ngủ nghỉ, chưa cần nói đến âm thanh phòng the của vợ chồng, mà chỉ cần xú khí thải ra của con người đã đủ quy vào tội bất kính với thần Phật.

Tăng Kính Võ nghe xong cười ha hả nói: “Tổ Gia nói rất đúng, ngôi nhà này chính là nhà cũ của Đinh Ngũ Quý, chuyên nghề ‘cai thầu’ ở Thiệu Hưng này. Năm ngoái do tranh chấp với đám thợ, ông ta bị chém chết ngay tại đây, vợ và hai con cũng bị liên lụy mà chết theo.”

Tổ Gia nghe xong gật đầu nói: “Thế nên Tăng giáo đầu mới ẩn thân ở đây, ngôi nhà này chính quyền không quản, dân không hỏi đến, người thường thì tránh xa…”

Hoàng Pháp Dung hắng giọng nói nhỏ: “Nơi này ít người lai vãng, tuy là nơi ẩn thân rất tốt, nhưng dù gì cũng là hung trạch, chúng ta ở đây lâu e rằng…”

Tăng Kính Võ lắc đầu mỉm cười nói: “Hoàng cô nương quá lo xa rồi, những thứ tướng mệnh bói toán người khác tin chứ ta và Cửu gia thì chẳng tin, bọn ta chỉ tin khẩu súng trong tay, tin anh em dưới trướng. Tổ Gia và mọi người tạm nghỉ ở đây ít ngày, đợi sự việc lắng xuống, rồi hãy đến nương nhờ Cửu gia!”

Tổ Gia cũng cười nói: “Tăng giáo đầu nói rất phải, vận mệnh chính nằm trong tay chúng ta. Lần này nhờ Tăng giáo đầu tương trợ lập bẫy đại phá căn cứ đặc vụ Nhật, lại mạo hiểm chèo thuyền đến cứu, thật vô cùng cảm kích. Ngày mai an táng Mai sư gia xong, tôi cũng sẽ rời khỏi đây.

Nụ cười của Tăng Kính Võ vụt mất, ông tiến lại gần Tổ Gia, ghé đầu thì thầm mấy câu.

Tổ Gia lắc đầu: “Đa tạ Tăng giáo đầu, Cửu gia đối với tôi ân trọng như núi, nay tôi thoát được đại nạn này, không dám làm phiền Cửu gia nữa. Phái Giang Tướng đến hôm nay cũng đã được hơn ba trăm năm, có đào gốc trốc rễ cũng không hết được, dù vứt ở đâu chúng tôi cũng có thể bám rễ, mai này tôi sẽ tự đưa anh em tìm con đường ra, Tăng giáo đầu không cần lo lắng cho chúng tôi.”

Tăng Kính Võ vẫn muốn nói thêm điều gì đó, nhưng Tổ Gia lắc đầu xua tay, tỏ ý đã quyết.

Sáng sớm hôm sau, mấy người bọn Tổ Gia âm thầm chôn cất Mai Huyền Tử dưới chân núi. Ban đầu ông cũng định lập bài vị, trên để tự “Nghĩa đệ Mai Huyền Tử chi mộ”, nhưng nghĩ đến sự an toàn, thôi đành bỏ vậy.

Nhưng Tổ Gia vẫn kỳ công chọn cho Mai Huyền Tử một nơi phong thủy đắc địa, hy vọng con cháu đời sau có thể hưng vượng. Lúc đó đại sư phái Giang Tướng bỗng trở nên mê tín như vậy, thật khiến mọi người không thể hiểu nổi. Không biết có phải Tổ Gia đã lĩnh hội được thuật phong thủy sau nhiều năm bái yết cao nhân hay không, hay là vì long đong lận đận khiến ông không còn nơi nào gửi gắm cõi lòng. Tóm lại, ông chọn đất rất kỹ càng, xem long mạch, hướng gió, sa thạch * thậm chí còn nắm bùn đất đưa lên ngửi mùi vị.

Trong phong thủy, thuật ngữ “sa thạch” chỉ gò núi ở hai bên trái phải của mộ huyệt.

Chừng giờ Ngọ* Tổ Gia nói nhỏ vào tai Tăng Kính Võ mấy câu mật ngữ, sau đó chắp tay cáo từ. Hoàng Pháp Dung, Nhị Bá đầu, Tiểu Lục Tử theo Tổ Gia âm thầm biến mất trên đường phố Thiệu Hưng…

Giờ Ngọ bắt đầu từ 11 giờ đến 13 giờ trưa. Chính Ngọ là 12 giờ trưa.

Mời các bạn đón đọc Tôi Là Thầy Tướng Số Tập 3 của tác giả Dịch Chi.