Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Tam Thập Lục Kế 36 Chước Chước Gì Là Hơn - Từ Dĩnh Trạch

Cuốn sách này được dịch từ nguyên bản Trung văn gồm 36 chước: Chước thứ nhất: Giấu trời qua biển, Chước thứ hai: Một mũi tên bắn hai đích,Chước thứ ba: Mượn dao giết người, Chước thứ tư: Lấy nhàn đánh mệt, Chước thứ năm: Cháy nhà hôi của, Chước thứ sáu: Chỉ Đông đánh Tây, Chước thứ bảy: Biến không thành có v.v…Chước thứ ba mươi sáu: Chước chuồn.

Khi đọc cuốn sách chúng ta sẽ học được những nghệ thuật xử lý công việc một cách khôn khéo, linh hoạt và đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên khi được xuất bản chắc hẳn cuốn sách còn có nhiều khiếm khuyết, hi vọng sẽ nhận được sự góp ý và ủng hộ nhiệt tình từ phía bạn đọc để những lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Xin gửi lời cảm ơn tới độc giả và trân trọng giới thiệu.

***

Giấu trời qua biển, tức là nói theo ý câu tục ngữ "qua được biển tức là thần tiên". Trong hoàn cảnh bị người khác khống chế hoặc đang ở thế không có lợi, muốn giành chủ động, chuyển bại thành thắng, rất dễ nảy sinh ý nghĩ "Giấu trời qua biển". Bởi vì kế này nằm ở chỗ lợi dụng sự mất cảnh giác nhất thời của đối phương, mà không nhất định phải trực tiếp làm nguy hại hoặc uy hiếp đối phương, mà lại dễ dàng áp dụng, dễ đạt hiệu quả cao.

"Giấu trời qua biển" khác với "tự che mắt để ăn cắp". "Tự che mắt để ăn cắp" là muốn lừa người khác, nhưng lại biến khéo léo thành vụng về, thành ra lại lừa ngay chính mình, "Giấu trời qua biển", là một kế hoàn chỉnh, có mục đích nhất định, làm người khác ngu muội ngay trong tầm tay mình.

Hậu quả của hai việc này tuy không giống nhau, nhưng đều xuất phát từ nghệ thuật lừa dối, lừa được người tức là "qua được biển là thần tiên". Không lừa được thì như "?". Sự khác nhau giữa thông minh, ngu đần, chẳng qua chỉ cách nhau một sợi tóc.

Hãy nói về Tần Cối, là người thi hành chính sách đầu hàng của Tống Cao Tông, dùng kim bài để triệu Nhạc Phi về, hòng trừ khử viên tướng chủ chiến kịch liệt nhất này đi, đó là thủ pháp, thế nhưng sự việc không kín đáo, gây nên sự công phẫn, đến khi Hàn Thế Trung hỏi thẳng trước mặt rằng Nhạc Phi có tội gì? Tần Cối lại nói: "Không cần phải có". Hàn Thế Trung mới vạch trần sự việc, hét lớn "Không cần phải có", sao phục được thiên hạ. Vì câu nói đó, Tần Cối đã không "giấu trời" nổi. Mấy từ "Không cần phải có" bỗng thành chứng cứ của tên "tự che mắt mà ăn trộm". Cho dù có dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, thế nhưng thời bấy giờ và ngay cả sau này cũng vẫn bị người đời chửi là đồ Hán gian, ngay đến con cháu các đời sau của hắn cũng còn nói: "Trên đời từ nay vắng tên Cối, đứng trước mồ, ta vẫn xấu hổ vì mang họ Tần".

Cho nên khi áp dụng kế này, nhất định phải quan sát rõ, cân nhắc cho chu đáo, làm cho mau lẹ, kín đáo. Nếu không sẽ biến khéo léo thành vụng về, hối không kịp.

Thời xưa, Tề Hoàn Công, đã từng dùng cũi tù để dẫn độ Quản Trọng về nước, đó chẳng qua là sợ nước đối địch mưu hại ông ta, rồi khi nước Tần muốn tin dùng Bá Lý Hề, cố ý nói là một tên trốn tù, bỏ ra năm tấn da dê làm giá chuộc, tiếp tục dẫn độ hắn về tiếp tục thi hành án

Mời các bạn đón đọc Tam Thập Lục Kế 36 Chước Chước Gì Là Hơn của tác giả Từ Dĩnh Trạch.