Trước cuốn [Mạnh Tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook mạnh tử), cụ [Nguyễn Hiến Lê](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=nguyễn hiến lê) đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc, đó là: [Nho giáo – một triết lý chính trị](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook nho giáo), [Đại cương triết học Trung Quốc](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook đại cương triết học trung quốc) (chung với cụ [Giản Chi](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=giản chi)), [Nhà giáo họ Khổng](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook nhà nho họ khổng), [Liệt tử và Dương tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook liệt tử và dương tử). Sau cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê còn viết thêm mỗi số tác phẩm về Trung triết như: [Trang Tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook trang tử), [Hàn Phi](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook hàn phi) (chung với cụ Giản Chi), [Tuân Tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook tuân tử) (chung với cụ Giản Chi), [Mạc học](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook mạc) (chung với cụ Giản Chi), [Lão tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook lão tử), [Luận ngữ](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook luận ngữ), [Khổng Tử](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook khổng tử), [Kinh Dịch](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook kinh dịch) (ta cũng có thể kể thêm bộ [Sử Trung Quốc](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ebook sử trung quốc) vì trong đó có rất nhiều đoạn viết về Trung triết).
Đọc các sách viết sau, chúng ta thỉnh thoảng thấy lời dịch hoặc nhận định của cụ đã thay đổi, có khi khác hẳn với lời dịch hoặc nhận định của cụ trong một số cuốn viết trước. Điều này tôi đã nhiều lần nêu ra trong một số eBook mà tôi đã thực hiện. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo:
“Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch (thời Chiến Quốc) và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới”.
Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó (và nhiều thiên khác nữa) do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Như vậy, ta có thể suy ra rằng Trang Tử không nói về “khí” và hai (chứ không phải ba) triết gia đầu tiên nói tới “khí” là Cáo Tử và Mạnh Tử.
***
Trong di sản đồ sộ của Nguyễn Hiến Lê thì có rất nhiều tác phẩm họ không chịu in lại - chắc vì khó đến được số đông. Nguyễn Hiến Lê dành toàn bộ năm tháng cuối đời để viết về “Bách gia chư tử” và nhiều cuốn sau khi in lần đầu vào năm 1993 chưa bao giờ in lại cả. Nay được tái bản, nhiều bạn quan tâm sẽ lần đầu được tiếp cận.
Tuyển tập viết về câc tác gia Triết học tiên Tần của Nguyễn Hiến Lê, Bách Gia Tranh Minh gồm có: