Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Miyamoto Musashi: Đời Kiếm Sĩ (Thạch Kiếm)

[Miyamoto Musashi](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=miyamoto musashi) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản có nhiều đóng góp lớn về mặt văn hoá cho đất nước này và sẽ được giới thiệu bên dưới.

Thời Chiến Quốc, nhất là vào những năm Genki, Tensho là thời quần hùng cát cứ, chư hầu tranh bá, là thời đại khổ nạn mà hễ kẻ có chút tài năng võ nghệ đều có thể xưng bá một phương, làm thành chủ một vùng. Miyamoto Musashi Masana, danh nhân Thiên Hạ thời Chiến Quốc, sau nhập đạo và lấy tên là Niten Genshin. Lúc trai trẻ là gia thần của vị Tướng Quân (Shogun) lừng danh Kato Higo no Kami Kiyomasa (gọi vắn tắt là Kato Kiyomasa). Sau khi nhà Kato bị diệt thì được nhiều chư hầu lớn nhỏ tranh nhau lôi kéo. Nhưng tôi trung không thờ hai chúa, đó là đạo lý của người võ sĩ nên Musashi đã lấy bút làm bạn với thơ, sống cuộc đời an nhàn cho đến khi mãn hạn trời. Thực đúng là một điển hình mẫu mực của võ sĩ thời Chiến Quốc . Người này, vào thời Chiến Quốc có hàng trăm lưu phái võ nghệ khác nhau, đã khai sinh ra lối đánh song kiếm mang tên Shinmen Nitoryu được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Nói đến Musashi người ta không thể bỏ qua phái song kiếm Nitoryu này.

Trong cuộc đời của mình, Musashi đã đấu hơn sáu mươi trận và chưa hề thất bại, thực đáng được tôn xưng là vị thần của võ nghệ. Và câu chuyện này sẽ kể về cuộc đời của vị tuyệt đại anh kiệt này từ lúc nhỏ cho đến khi thành nhân.

"[Ngũ luân thư](http://dtv-ebook.com/tim-kiem.html?keyword=ngũ luân thư)" - một tác phẩm của kiếm thánh Yamoto Musashi, là một cuốn sách mỏng bao gồm Địa quyển, Hỏa quyển, Thủy quyển, Phong quyển và Không quyển, trong đó trình bày các vấn đề như đạo binh pháp theo quan điểm của môn phái Nhị thiên Nhất lưu, các nguyên lý của kiếm pháp, Đạo của chiến đấu, và sau cùng là nguyên lý Không - không thủy, không chung. Theo đó, Miyamoto Musashi cho rằng, đạt được nguyên lý Không nghĩa là không đạt nguyên lý nào cả. Đạo của binh pháp là cái Đạo của thiên nhiên, khi hiểu được tiết tấu của mọi tình huống, chúng ta sẽ có thể đánh trúng địch một cách tự nhiên và ra đòn một cách tự nhiên.

Những nguyên tắc binh pháp trong "Ngũ luân thư" dù được viết ra từ cách đây vài thế kỷ nhưng vẫn còn mới mẻ. Tinh thần của "kiếm khách vô song" Miyamoto Musashi đồng hành cùng người dân Nhật suốt từ thế kỷ 17 cho tới tận thế kỷ 20, khi nước Nhật tham gia thế chiến và cả khi họ thất bại nhưng vẫn nhanh chóng đứng lên từ mất mát, đổ vỡ để tái thiết một nước Nhật trở thành cường quốc.

Không chỉ thế, tác phẩm còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Kể từ khi được dịch sang tiếng Anh với tên "A Book of Five Rings", cuốn sách được nghiền ngẫm khắp nơi, từ sinh viên Đại học Havard đến các doanh nhân, các nhà quân sự cao cấp. Tờ Time Out viết: “Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa cộng đồng kinh doanh phương Tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong những xí nghiệp hay những máy móc tự động. Câu trả lời nằm trong sách binh pháp Go Rin No Sho”.

Mời các bạn đón đọc Miyamoto Musashi: Đời Kiếm Sĩ (Thạch Kiếm) của tác giả Eiji Yoshikawa.