Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn(Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh.
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nước bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển. Rồi hơi nước lại bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây rồi thành mưa, cứ thế mà Nước luân hồi chuyển tiếp mãi chẳng bao giờ mất cả. Tương tự như thế: đất gió, lửa cây cối, thú vật, con người, tất cả đều chuyển biến theo luật Luân hồi nhân quả. Trong vũ trụ cũng vậy, sự xuất hiện tuần tự của ngày và đêm, sự hình thành và hủy diệt để rồi phát sinh mặt trời khác. Trong vũ trụ có vô số mặt trời, chúng cũng đều phát sinh, phát triển và hủy diệt. Quả đất chúng ta đang ở cũng cùng số phận ấy để rồi quả đất khác lại được sinh ra. Cả vũ trụ đều chịu chung quy luật ấy. Những gì đã có sinh thì phải có tử nhưng rõ ràng qua nhận thức của ngũ quan con người thì khi đã tử tức là không còn gì nữa. Nhưng thực tế lúc tử lại là lúc khởi đầu của sinh. Chỉ có cái gì không sinh ra mới gọi là không bị hủy diệt mà thôi. Vì thế mới có câu Hữu sinh, hữu tử, hữu luân hồi.
…
Mời các bạn đón đọc Bí ẩn Tiền kiếp và Hậu kiếp của tác giả Đoàn Văn Thông.