Tác giả: Maurice Leblanc
Thể loại: Tiểu thuyết, Trinh thám, Văn học Pháp
Bộ sách: Arsen Lupin
Dịch giả: Nguyễn Thùy Vân, Phạm Huy Long
Nhà xuất bản: NXB CA Nhân dân
Nguồn sách: Nam Đô
Tạo prc: Hoa Quân Tử - fb.com/ nhut.huynhminh.129
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook – www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Một cô y tá xinh đẹp bị bắt cóc hụt nhờ có viên đại úy thương binh cứu thoát. Viên đại úy lại đem lòng yêu thương cô y tá, nhưng trớ trêu thay cô ta đã có chồng. Người chồng đó chính là tên chủ ngân hàng già nua đã giết chính bố viên đại úy và mẹ cô y tá bởi một âm mưu hết sức thâm độc và bí mật. Tên chủ ngân hàng còn âm mưu đưa một khối lượng vàng lớn ra khỏi nước Pháp. Đó là những khối tam giác vàng ma quỷ.
Song tất cả âm mưu xảo quyệt ấy đã bị phát hiện và ngăn chặn, nhờ có một thám tử lừng danh đó là: ARSẼNE LUPIN
Maurice Leblanc là nhà văn Pháp, ông sinh ra tại Rouen, ngày 11 tháng 11 năm 1864 và mất tại Pertignan ngày 6 tháng 11 năm 1941. Xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc, người cha làm chủ tàu buôn và thương gia trong ngành than, ông được định hướng vào các ngành công nghiệp. Nhưng Maurice Leblanc lại chỉ mơ đến văn học. Rồi ông đến Paris để theo học ngành Luật. Ông nhanh chóng cộng tác với nhiều tờ báo (Từ Gris Blas đến Figaro), giao du với giới văn nghệ sĩ của nhóm “Chat noir” - “Mèo đen” và đã kết thân với một vài nhà văn: Đầu tiên là Guy De Maupassant, người đã nâng đỡ ông trong những bước đi đầu tiên; rồi đến Maeterlinck qua sự giới thiệu của cô em gái Georgette, sau này trở thành bạn đời và là người thể hiện thơ của ông.
Những tác phẩm đầu tay của ông khai thác thành công nguồn cảm hứng của tâm lý.
Ông đã viết những tiểu thuyết: “Một người đàn bà” (1893), “Tác phẩm chết” (1896), “Armelle và Claude” (1897), “Đây những đôi cánh” (1898) “Lòng nhiệt huyết” (1901), và những tập truyện “Những đôi uyên ương” (1890), “Đôi môi mím chặt” (1899).
Ông chịu nhiều ảnh hưởng của Maupassant và Flaubert (người bạn thời niên thiếu của ông). Léon Bloy và Jules Renand hào hứng khen ngợi ông trẻ trung trong phân tích và Antoine - người sáng lập của trào lưu Ca kịch tự do (Théatre-Libre) đã không ngần ngại đón chào vở “Lòng thương hại” (La pitié, 1904) của ông.
Dù vậy sự nghiệp văn học của ông cũng đã chuyển biến một cách bất ngờ vào năm 1905 khi Pierre Lafltte ngỏ lời đề nghị ông viết một chuyện trinh thám cho tạp chí “Tôi biết tất cả…” (Je sais tout…” của ông ta. Với cái tên “Việc bắt giữ Arsène Lupin”, câu chuyện này đã đánh dấu sự ra đời của một trong số những kẻ phiêu lưu kỳ tài nhất của nền văn học quần chúng.
Trước thành công lớn của tác phẩm, Leblanc thấy cần phải tiếp tục sống với người anh hùng của mình: thế là 9 truyện ngắn khác ra đời và sớm được tập hợp lại trong tập truyện “Arsène Lupin - Tên trộm hào hoa” (1907). Nhà viết tiểu thuyết Maurice Leblanc vừa sáng tạo nên một nhân vật sẽ chế ngự toàn bộ sự nghiệp của ông: “Tôi là người tù của Arsène Lupin”, ông nói mà không hề tức giận “Anh ta theo tôi khắp nơi nhưng lại không phải cái bóng của tôi mà chính tôi lại là cái bóng của anh ta”. Rồi những câu chuyện phiêu lưu và những tập truyện dần xuất hiện: “Arsène Lupin chống Herlock Shomès” (nói lái của Sherlock Homes, 1908), “Những bí mật của Arsène Lupin (1913), “Cây kim khâu” (1909), “Cái nút chai bằng pha lê” (1912), “Tiếng nổ trái bộc phá” (1915), “Tam giác vàng ma quỷ” (1917)…
Sự thành công của hệ tác phẩm cũng dễ dàng như việc ông sáng tác vậy. Khéo léo trong xây dựng cốt truyện, nhà văn đặt ngòi bút sắc bén của mình vào hình tượng một nhân vật anh hùng đầy ấn tượng mà kiểu cao hứng vẻ chế nhạo và những tính cách phi thường của anh ta đáng đi vào huyền thoại.
Có cả những chuyển thể cho sân khấu (“Arsène Lupin, những câu chuyện phiêu lưu”, “Sự trở về của Arsène Lupin” do Maurice LeBlanc viết năm 1908 và 1911; hay vở ca kịch trinh thám “Arsène Lupin - ông chủ nhà băng'’ năm 1930), cũng như chuyển thể cho điện ảnh (với sự thể hiện của nhiều diễn viên như John Barrymore, Jules Berry, Robert Lamoureux và G.Descrières trên màn ảnh nhỏ).
Sự nổi tiếng của “Tên trộm hào hoa” đã làm lu mờ những sáng tác sau này, không kém phần hấp dẫn của nhà văn: ngoài những tiểu thuyết viết về thói ăn chơi của tầng lớp thượng lưu có tính khiêu dâm nhẹ (“Hình ảnh người đàn bà khoả thân” -1934; “Vụ scăng-đan của thảm cỏ xanh” - 1935)- còn có một tiểu thuyết cho trẻ em: “Khu rừng phiêu lưu” - 1932.
Ngoài ra còn có những câu chuyện hay khác trong đó nhà văn bắt chước phong cách của hệ tác phẩm Arsène Lupin (“Dorothée, vũ công đàn dây” - 1923, “Cuộc đời kinh dị của Balthazar” - 1925) và hai tiểu thuyết viễn tưởng hấp dẫn khác: “Ba đôi mắt” - 1919, “Sự kiện tuyệt vời” - 1920.
Mời các bạn đón đọc Tam giác vàng ma quỷ của tác giả Maurice Leblanc.