Tên gốc: Life of Pi
Tác giả: Yann Martel
Thể loại: 100 Cuốn sách giá trị nhất thế giới, Lãng mạn, Tiểu thuyết, Tình cảm, Văn học phương Tây
Dịch giả: Trịnh Lữ
Công ty phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Trọng lượng vận chuyển: 500 grams
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 446
Ngày xuất bản: 10/2012
Nguồn: vnthuquan.net
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
| | | ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- | | Cuộc Đời của Pi - Yann Martel |
Giới thiệu:
Cuộc Đời của Pi được nhà văn Yann Martel viết vào năm 1996 và được tặng giải thưởng Man Booker 2002. Ông sinh ra ở Tây Ba Nha nhưng hiện đang sống tại Motreal, Canada.
"Cuốn sách là một câu chuyện hiện thực sống động về sự sống sót giữa biển khơi. Một mặt là chuyện thám hiểm, một minh chứng về việc hoàn cảnh cùng quẫn làm thay đổi con người như thế nào. Mặt khác là sự suy ngẫm sâu xa về vai trò của tôn giáo trong đời sống, về bản chất của động vật, thiên nhiên và con người. Ngôn ngữ của ông sống động và ấn tượng. Trí tưởng tượng rộng lớn, khả năng thuyết phục gần như không giới hạn. Yann Martel sẽ trở thành một trong những nhà văn Canada vĩ đại nhất" (The Hamilton Spectator).
-Yann Martel-
“Điều kì diệu đầu tiên khắc vào lòng ta sâu sắc nhất; những điều kì diệu đến sau chỉ vừa khít vào cái ấn tượng của buổi ban đầu.”
“Tại sao người ta di cư? Cái gì khiến họ nhổ rễ và rời bỏ tất cả những gì quen thuộc để đến một nơi xa tận bên kia chân trời? Tại sao phải trèo qua dãy thái sơn của các thủ tục giấy tờ khiến ta cảm thấy mình như một kẻ ăn mày? Tại sao phải dấn bước vào khu rừng ngoại lai nơi tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, khó khăn và chưa từng thấy?”
◾Po giới thiệu
Nếu không may bị tai nạn đắm tàu và bạn là người duy nhất sống sót trên thuyền cứu nạn cùng với một con hổ, bạn sẽ làm gì để tồn tại qua hàng trăm ngày lênh đênh trên biển? Yann Martel đã bắt đầu câu chuyện của mình như thế…
Câu chuyện kể về cậu bé Pi – Piscine Molitor Patel – bị đắm tàu với con hổ Begal tên là Richard Parker trưởng thành. Đói lả, mệt mỏi, sợ hãi và cả tuyệt vọng, Pi đã tìm mọi cách để thoát ra khỏi bờ vực tăm tối đó - “Mọi việc ở đời có bao giờ diễn ra như ta vẫn tưởng, nhưng biết làm sao. Cuộc đời đem cho ta cái gì thì ta phải nhận cái đó và chỉ còn cách làm cho chúng tốt đẹp nhất mà thôi”
Hãy nghe cậu bé nói:
“Trong những giờ phút đó tôi đã cố tự nâng đỡ lấy mình. Tôi sẽ chạm vào vành khăn Hồi giáo tự quấn lấy bằng những mảnh quần áo còn sót lại và nói to “Này là chiếc mũ của Thượng đế!”
Tôi sẽ vỗ tay vào chiếc quần của mình và nói to “Này là quần áo của Thượng đế!”
Tôi sẽ chỉ sang Richard Parker và nói to “Này là con mèo của Thượng đế!”
Tôi sẽ chỉ vào chiếc xuồng và nói to “Này là chiếc bè cứu nạn của Thượng đế!”
Tôi sẽ xòe hai bàn tay thật rộng ra biển và nói to “Này là những dải đất mênh mông của Thượng đế!”
Tôi sẽ chỉ lên trời và nói to “Này là lỗ nhĩ của Thượng đế!”
…
Nhưng cái mũ của Thượng đế lúc nào cũng chực tuột ra. Áo quần của Thượng đế cứ rách nát dần. Con mèo của Thượng đế luôn là mối hiểm họa. Chiếc bè cứu nạn của Thượng đế là nhà tù. Dải đất mênh mông của Thượng đế đang giết dần giết mòn chính tôi. Và lỗ nhỉ của Thượng đế dường như không hề lắng nghe tôi.
Và vì thế, Pi vẫn tiếp tục sống bằng cách bắt cá, bẫy rùa, hứng nước mưa, ngắm nhìn đại dương, cầu nguyện, tập tành huấn luyện con hổ Richard Parker bằng chiếc còi… và tự chế ngự nỗi sợ hãi của chính mình…
Photobucket
“Có nhiều người trong số chúng ta chịu bỏ cuộc chỉ với một tiếng thở dài. Những người khác chiến đấu chút đỉnh, rồi mất hy vọng. Nhưng một số khác nữa, trong đó có tôi, thì không bao giờ bỏ cuộc. Chúng tôi chiến đấu và chiến đấu và chiến đấu. Chính tôi chiến đấu bất kể giá nào, bất kể những thất bại phải chịu, bất kể sự bất khả chiến thắng. Chúng tôi chiến đấu đến tận cùng. Đó không phải là vấn đề can đảm. Nó là một cái gì đó thuộc về bản chất, một tình trạng không có khả năng đầu hàng. Có thể cũng chỉ là sự ngu ngốc của lòng ham sống mà thôi”.
Thế nhưng, sau khi dạt vào bờ biển Mexico sau 227 ngày cùng nhau trôi dạt trên ngọn sống, con hổ Richard Parker đã dửng dưng bỏ Pi kiệt sức ở mép nước để chạy vào rừng.
Pi không trách móc chú hổ, chú đã lựa chọn cho mình con đường riêng để tồn tại. Chú hổ vừa là kẻ đã đe dọa mạng sống của Pi nhưng cũng đã làm cho Pi có động lực phải sống, phải tồn tại. Nếu không có chú, Pi đã chết vì cô đơn, vì tuyệt vọng.
“Richard Parker, xong rồi. Chúng ta sống rồi. Mày có tin không? Tao không thể nói hết lòng tao biết ơn mày. Không có mày thì tao đã hỏng rồi. Tao muốn nói một cách chính thức rằng tao cảm ơn mày, Richard Parker ạ. Cảm ơn mày vì đã cứu mạng tao. Và bây giờ thì mày hãy đi đến nơi mày phải đến. Mày đã biết cái tự do trong khuôn khổ của một vườn thú gần hết cả cuộc đời; giờ đây, mày sẽ biết cái khuôn khổ tự do của một khu rừng. Tao chúc mày may mắn. Hãy đề phòng Con Người. Nó không phải là bạn mày. Nhưng tao hy vọng mày sẽ nhớ đến tao như một người bạn. Tao sẽ không bao giờ quên mày, đó là điều chắc chắn. Mày sẽ luôn ở bên tao, trong trái tim tao.”
Cuộc đời của Pi khiến cho những viên ngọc vô hình tôi cóp nhặt được ở văn chương và cuộc đời va chạm nhau, khẳng định và chối bỏ nhau, tối đi và sáng lên bên cạnh nhau, xốn xang và trầm lắng
Dịch giả Trịnh Lữ
Mời các bạn đón đọc Cuộc đời của Pi của tác giả Yann Martel.