Tác giả: Ân Văn Nghiễn
Thể loại: Tiểu thuyết, Dã sử, Nhân Vật, Lịch Sử, Văn Học Phương Đông
Người dịch: Ngô Văn Phú và Lê Bầu
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Ngày phát hành: 2001
Số trang: 542
Nguồn: thuvienebook.com
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
| | | ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- | | Bìa Tể Tướng Lưu Gù - Ân Văn Nghiễn |
LỜI DẪN TRUYỆN:
Đế đức càn khôn đại
Hoàng ân vũ lộ thâm
(Đức lớn trùm trời đất
Ơn vua mưa móc dầy)
Đó là đôi câu đối thường gặp ở thời nhà Thanh, mỗi khi xuân về, bất kể từ người làm quan hay dân thường, đều lấy giấy điều viết lên dán ở cửa ngoài. Không kể đến câu chữ của vế đối hay dở thế nào, mà chính là để nói về sự hưng thịnh của các vương triều nhà Thanh, ơn vua rõ ràng đã không sao tả xiết.
Vương triều nhà Thanh thời ấy quả là hưng thịnh, ơn vua sâu dầy đến vậy sao ? Đúng là thời kỳ đầu, quả có thịnh vượng thật, dân chúng đã có câu "Khang, Ung Càn, thịnh thế". Khang ở đây túc là thời Khang Hy, Ung là triều đình Ung Chính, còn Càn chính là thời vua Càn Long. Chỉ nói riêng thời Càn Long, nhà vua ở ngôi sáu mươi năm, trước sau sáu lần xuống Giang Nam, ở phía bắc thì xây dựng hành cung Thừa Đức, phía tây thì đi tuần ở Ngũ Đài Sơn, mấy lần cất quân bình định ở biên ải phía tây nam tây bắc, nhiều lần trị bè phái gian thần, lại sai xét xử nhiều vụ án khá rắc rối. Một đời làm vua khuấy động nhiều việc, gây được nhiều người làm theo nhưng cũng là ông vua đầy ham muốn, tin yêu gian thần khiến cho giang sơn gấm vóc có nơi cũng phải xầm tối, hỏng nát.
Không nói đến các vị tướng tài thao lược, không nói đến các bậc tài giỏi, hoặc ẩn sĩ, cũng không nói đến chuyện đám son phấn ở sáu cung, chỉ nói đến Hòa Thân, một người quyền trùm cả triều đình, ba chục năm khuynh loát, và với con người thông minh tuyệt thế , tài suốt cổ kim là Lưu Dung, cũng vô khối chuyện không sao kể hết.
Hai người này làm quan cùng triều trong 10 năm. Thời gian này chưa rõ ràng, ân oán khó kể lại, nhưng tài trí thắng hèn bậy, trung nghĩa thắng mù quáng vâng theo, cười ra cười, mắng ra mắng, gắng gỏi thắng ăn sẵn, a dua xảo trá, đủ các kiểu chuyện. Có lúc là chuyện vui cho muôn thuở, có lúc thì rỉ rả bình luận.
Lại nói mùa xuân niên hiệu Càn Long thứ mười sáu, khắp nơi trong nước về đi thi, tụ tập đông đúc ở Bắc Kinh, dự cuộc thi ba năm một lần, lần này thật tấp nập, ai cũng mong đỗ, mà triều đình thì mở cửa mong thu nhận được nhiều người tài đức trong thiên hạ.
Sau khi đã có tên đề bảng thì vào thi trước thềm vua, do đức vua thân ra đầu bài, từ đó chia thành tam giáp tiến sĩ. Ba ngôi đệ nhất giáp tiến sĩ, đứng đầu là: Trạng Nguyên, người đỗ thứ hai là bảng nhãn, người đỗ thứ ba là thám hoa. Ba người đỗ đệ nhị giáp gọi là tiến sĩ xuất thân, còn ba người đỗ tam giáp tiến sĩ gọi là đồng tiến sĩ xuất thân. Đoạt được từ tam giáp trở lên là những người được vinh qui, coi là "cá vượt vũ môn", chờ ngày bổ quan.
Đầu xuân năm ấy, cái lạnh mùa đông còn chưa lui, mà kinh thành đã rộn hơi xuân. Các sĩ tử nô nức vào kinh đô, các hàng quán nhà trọ, đều bị đám người đi thi ở chật. Càng gần đến ngày thi, phố xá treo đèn kết hoa, không khí hân hoan, náo nhiệt, quên cả lạnh giá. Mấy năm gần đây, mùa màng mưa thuận gió hòa, trăm họ an cư lạc nghiệp, vua hết lòng chăm lo việc nước, các địa phương quan lại cần mẫn thanh liêm, văn trị vũ công so với các triều trước không thua kém, thi nhân đua nhau xướng họa; cầm, kỳ, thư, họa các mặt đều giỏi giang, người người thoải mái, phong độ hiên ngang.
Vị vua lúc này cũng là một loại văn nhân, cậy tài coi thường mọi thứ, thường cùng với các bầy tôi trước mặt và các bậc học sĩ trong nội các, cũng là một bậc tài tình, liệu có ai dám trước mặt vua khua môi múa mép, tranh tài thi thố ?
Cho nên, vua Càn Long thuở ấy, đi đến đâu đều dồi dào thi hứng, vẩy bút thành thơ. Dựa vào sử liệu đã in, Vua Càn Long sinh thời làm hàng vạn bài nhưng cũng bất hạnh thay dẫu lưu truyền đời sau, một vài bài cũng không nổi, nhưng cũng có thể gọi là một ông vua tài hoa.
Đó là bàn chơi, theo sách đã truyền.
Một người có dáng hình xấu xí bẩm sinh, lưng gù, lại là người tài cao, hết lòng vì dân vì nước. Một người thì tuấn tú, lanh lợi nhưng chỉ biết nịnh vua, thâu tóm quyền lực, vơ vét của cải về nhà mình, gây bao nhiêu tội ác, tai họa. Người thứ nhất là Lưu Dung, biệt hiệu Tể tướng Lưu Gù, người thứ hai là Hòa Thân.
Mời các bạn đón đọc Tể Tướng Lưu Gù của tác giả Ân Văn Nghiễn.