Tác giả: Michael Crichton
Nguyên tác: Jurassic Park (1990)
Thể loại: 100 Tiểu thuyết Trinh thám - Kinh dị hay nhất mọi thời đại, Giả tưởng, Khoa học, Tiểu thuyết, Văn học phương Tây
Dịch giả: Trương Văn Khanh
NXB: Kim Đồng & Lao Động
Năm xuất bản: 1994
Scan: duy_anh_o2
Đánh máy: buihongvan
Nguồn: vnthuquan.net
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
| | | ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ | | Bìa sách Công Viên Khủng Long Kỷ Jura - Michael Crichton |
Giới thiệu:
Michael Crichton, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1942 tiểu bang Chicago mất ngày 4 tháng 11 năm 2008 ở Los Angeles.
Ông là một người chuyên viết về những truyện khoa học,giả tưởng và đã có nhiều truyện đã được dựng lên phim.
Tác giả Michael Crichton nổi tiếng trong giới truyền hình nhiều hơn là trong giới văn chương bởi đơn giản ông là một nhà viết kịch bản tài ba của nhiều bộ phim nổi tiếng.
Điểm đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của ông chính ở chỗ các truyện được viết dựa trên những nghiên cứu khoa học của ông sau khi tham gia học ngành y và ông có được một kiến thức y học tương đối rộng (ông tốt nghiệp khoa y Đại học Havard). Vì lý do đó, ông được gọi là "Cha đẻ của truyện giật gân Mỹ", các sáng tác của ông mang nặng tính giả tưởng, tính ly kỳ hoàn hảo và bằng tài năng hiếm có, ông đã sáng tạo ra những thiên truyện hoàn mỹ, ly kỳ và giật gân nhất thế kỷ XX.
Cuốn sách Công Viên Khủng Long Kỷ Jura là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới và là nguồn cảm hứng cho đạo diễn nổi tiếng thế giới Steven Spielberg khởi tạo bộ phim cùng tên.
***
Trong Công viên kỷ Jura, tại một hòn đảo giả tưởng có tên Isla Nublar, gần Costa Rica, một tỉ phú cho xây dựng nên một công viên khủng long giải trí. Khi xảy ra một sự kiện bất ngờ, gây ra cái chết của một nhân viên, vị tỉ phú kia, John Hammond, cho mời ba chuyên gia đến thanh tra công viên để giúp các nhà đầu tư không cảm thấy lo sợ. Các chuyên gia này bao gồm nhà cổ sinh vật học Alan Grant, nhà cổ thực vật học Ellie Sattler, và nhà toán học Ian Malcolm. Tất cả bọn họ đều hết sức bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến khủng long thật, còn sống, được tạo ra từ ADN hóa thạch của khủng long gốc. Tuy nhiên, khi một nhân viên bất mãn có tên Dennis Nedry tắt nguồn điện của công viên để tìm cách ăn trộm phôi khủng long đi bán, lũ khủng long sổng chuồng, và khu công viên thanh bình bị biến thành một miền đất đầy rẫy chết chóc.
Câu hỏi nhiều người đặt ra nhất hẳn sẽ là: bản truyện khác gì bản phim? Nó hay hơn hay dở hơn? Câu trả lời: khác khá nhiều, và hay hơn hẳn. Bộ phim để lại ấn tượng cho người xem ở cái sự hùng vĩ của cảnh vật và của các con khủng long, nhưng cuốn tiểu thuyết thì lại mới chứa đựng trái tim thật sự của Công viên kỷ Jura: nó kích thích trí tưởng tượng của người đọc, nó mang lại cái cảm giác kiệt quệ, bất an, cảm giác pha trộn giữa trầm trồ ngưỡng mộ và kinh hoàng lạnh sống lưng giữa một khu rừng rậm nhiệt đới mù sương, sống động.
Spielberg lúc chuyển thể tác phẩm này thành phim đã khá “thoáng tay” ở một số điểm, và vì thế nên đọc bản tiểu thuyết sẽ cảm thấy đây có phần như một câu chuyện mới hẳn. Dưới đây là ví dụ về một số điểm khác biệt giữa truyện và phim:
Tiến sĩ Grant thích trẻ con và rất quý Tim và Lex.
Hammond không phải là cái ông già hiền lành như trong phim tí nào.
Mấy con khủng long con bé bé (bọn Compsognathus) và khủng long bay (bọn Pterodactyls) có xuất hiện trong truyện, nhưng phải mãi 2 phần sau Spielberg mới đưa chúng lên phim.
Nhiều người chết trong truyện nhưng lại sống trên phim, và ngược lại. Bản thân ai là nhân vật chính, ai chết kiểu nào cũng khác hẳn.
Và còn rất, rất nhiều điểm khác biệt nữa. Đây vẫn cứ là cái công viên quen thuộc, nhưng phức tạp và chi tiết hơn nhiều. Ừ thì cũng có phần khủng long rượt đuổi, nhưng ẩn dưới bên đó là những chỉ trích khoa học rất đáng suy ngẫm. Truyện chỉ trích việc thương mại hóa các tiến bộ khoa học, đặc biệt khi cứu bừa phứa áp dụng công nghệ vào mục đích kiếm tiền, bất kể hậu quả.
Về phần nhân vật thì không có gì đáng nói lắm. Mỗi nhân vật trong Công viên kỷ Jura có một kỹ năng riêng, như kiểu party trong game RPG. Bản thân sự phát triển và tính cách các nhân vật không quan trọng bằng việc kỹ năng họ sở hữu giúp mạch truyện phát triển như thế nào, nhưng Crichton vẫn khiến cho họ trở nên đủ thú vị để ta quan tâm và cảm thấy lo sợ mỗi khi họ gặp tai nạn gì đó. Trong này, nhân vật Ian Malcolm, nhà toán học, giữ vai trò “loa phát thanh” của tác giả. Anh ta chỉ trích khu công viên này không ngừng bằng các phép toán phân dạng phức tạp và thuyết hỗn mang, đưa ra những lập luận rất sắc bén về lý do công viên sẽ sụp đổ. Thông qua nhân vật này, Crichton muốn thể hiện quan điểm tự nhiên về bản chất là một trật tự hỗn mang. Nếu ta tìm cách kiểm soát sự hỗn mang ấy, mọi thứ sẽ bị đảo lộn.
Cấu trúc viết truyện cũng có phần đáng chú ý. Truyện được viết theo các chương ngắn, thường chỉ có tầm một, hai phân cảnh là hết. Càng về sau các phân cảnh càng rút ngắn, khiến mạch truyện trở nên rất gấp gáp. Thêm nữa là Crichton thỉnh thoảng lại đưa bảng biểu thông số kỹ thuật máy tính, đồ thị vào trong truyện. Nghe có vẻ năng đầu và hơi “phá game,” nhưng chúng xuất hiện không nhiều, và ngoài ra còn cho người đọc cơ hội được thử phỏng đoán xem vấn đề nằm ở đâu trước khi lời giải đáp được đưa ra liền sau đó.
Nhìn chung, Công viên kỷ Jura là một tác phẩm tuyệt vời. Nó có một cốt truyện lôi cuốn, và một ý tưởng rất sáng tạo. Các phần khoa học nền cũng được nghiên cứu rất kỹ. Nếu bạn muốn tìm đọc một cuốn techno thriller ý nghĩa mà cũng kịch tính, đừng bỏ qua cuốn tiểu thuyết này.
Mời các bạn đón đọc Công Viên Khủng Long Kỷ Jura của tác giả Michael Crichton.