Thông Tin
Tên truyện: Buồn Nôn
Tác giả: Jean Paul Sartre
Dịch: Phùng Thăng
Thể loại: Tiểu thuyết, Triết học, Nhật ký, Văn học phương tây.
Tạo ebook © Romance Book, 2013
Thực hiện: Summer Scent, Nguyet Anh, Vũ Vũ, Nini Quynh
Cảm ơn Russie, thành viên diễn đàn TVE đã scan sách để nhóm thực hiện ebook này.
Edit ebook lần 2: Kayako Saeki
Đăng: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
Giới Thiệu
Với phương pháp mô tả theo hiện tượng học, nền văn nghệ thời mới đã thực hiện được cuộc hôn phối toàn bích với khoa triết lý. Trong số những triết gia ở trên đỉnh cao của thời hiện đại, Sartre là hình ảnh biểu trưng toàn vẹn cho lời quả quyết trên, nhờ vào thiên tài văn nghệ và sức sáng tác phong phú của ông. Dòng máu văn nghệ luân lưu trong huyết quản Sartre đã chuyên chở đến cho quần chúng độc giả những chất liệu cần thiết để đi vào tư tưởng Sartre, và còn gây nhiều ảnh hưởng quan trọng hơn là những bộ tiết luận vĩ đại của ông.
Tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên uỷ, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vật.
Tất cả cố gắng của Roquentin – nhân vật chính và cũng là tác giả tập Nhật ký này - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, đề đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tính (existence) của vạn vật. Sự vật hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tính chất lầm lì, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chính cái tính cách bất tất (contingence) của sự vật là chất men gợi dậy cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tương quan duy nhất là tính chất “dư thừa” của những sự vật với nhau. Tất cả dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hận với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vật. Ông cho tận cùng nỗi cay đắng ấy, con nguời lại tìm thấy sinh lộ giải phóng trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lý vận mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn Nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luận hữu thể và vô thể, hồng tâm của tư tưởng Sartre.
Giờ đây, chỉ còn buông mình theo lời kể và dần dà đánh thức dậy anh chàng Roquentin đang ngủ im trong mỗi người chúng ta.