Thể Loại Tác Giả Tìm kiếm Đăng nhập Đăng kí

Vui lòng để tải file. Ấn để đăng nhập

Người Quả Phụ Thứ Chín

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Người Quả Phụ Thứ Chín của tác giả Nghiêm Ca Linh (Nghiêm Ca Cầm).

Từ thập kỳ bốn mươi đến thập kỷ tám mươi lưu truyền một câu truyện truyền kỳ có thật ở nông thôn trung nguyên. Một giai đoạn lịch sử thống khổ phức tạp rối loạn, một cuộc thử thách khắc nghiệt về nhân tính và luân lý làm người. Mọi người đa phần đều buộc phải lột xác biến đổi nhiều lần để được sống vật vờ, nhưng nữ nhân vật chính Bồ Đào một cô gái thật thà, chất phát ngu muội lại luôn tuân thủ những chuẩn mực giản dị của mình, bố chồng cô bị quy nhầm thành phần là địa chủ ác bá phải trốn dưới hầm chứa khoai lang mười mấy năm. Vương Bồ Đào là một hình tượng nghệ thuật độc đáo mà Nghiêm Ca Cầm cống hiến cho nền văn học đương đại Trung Quốc. Lòng nhân ái bao la và tính đôn hậu bao dung tất cả của cô đã vượt lên mọi sự tranh giành lợi hại của con người trên thế gian. Bắt đầu từ việc Bồ Đào với thân phận là con dâu nuôi từ nhỏ giữ trọn đạo hiếu bảo vệ che chở cho bố chồng, từ sự khác nhau trong quan hệ vụng trộm với những người đàn ông của Bồ Đào với thân phận là một goá phụ có ham muốn tình dục mãnh liệt, tình tiết của cuốn tiểu thuyết đã viết lên khía cạnh rực rỡ sáng ngời của nhân tính, thể hiện nguyên bản và năng lượng đích thực của nhân gian đất trời.

Thế giới nhân gian trong cuốn tiểu thuyết là một thế giới hoàn chỉnh, đặc tính ngầm chứa cất giấu những điều bẩn thỉu xấu xa của nó được thể hiện qua tâm lý văn hoá tà ác tràn ngập nhân gian, ví như thói ghen ghét đố kị, sự lạnh lùng, thù hận, điên cuồng, nhưng dưới sự giày vò vô tận không ngừng của quyền lực chính trị, tất cả mọi tạp chất đều bị sàng lọc hết, nhân gian bị phan lật giày vò đem lại kết quả là mặt thuần tuý tự thân hàm chứa được giữ lại và bừng sáng. Nghĩa cử của bố chồng của Bồ Đào xuất phát từ tiền đề bố chồng Tôn nhị đại là một người trong sạch, ông túc trí đa mưu, khoan dung, đại lượng. đầy ắp trí tuệ về cuộc sống thường nhật, coi vạn vật tự nhiên như đồng loại, lãnh đạm đối với mọi vinh nhục thăng trầm của lịch sử. Trong những năm tháng dài đằng đãng ấy, ông cùng con dâu liên kết đồng mưu tiến hành một cuộc chơi, cùng đọ sức với sự tàn khốc của lịch sử.
Cuối cùng sinh mệnh của kẻ nào dài hơn? Tình tiết phát triển đến sau cùng, cư dân của cả thôn đều bị cuốn vào cuộc chơi, mọi người dường như đồng lòng che chở bảo vệ cho sự tồn tại của cụ già, họ tham gia vào cuộc đọ sức lớn này với cả sức mạnh tập thể của nhân gian.

***

Nghiêm Ca Cầm chọn khoảng thời gian và không gian đặc biệt cho Người quả phụ thứ 9: Thời cải cách ruộng đất ở Trung Quốc tại một làng nhỏ. Chọn góc nhìn từ dưới lên: Vương Bồ Đào quan sát thời cuộc bằng cái nhìn của một kẻ hồn nhiên về chính trị, giác ngộ.

Bằng cách tiếp cận ấy, Nghiêm Ca Cầm gây dựng một mắt bão - Vương Bồ Đào, nhân vật chính - giữa tâm bão thời cuộc. Những giá trị suy vong, sự tráotrở và những ván cờ chính trị ngưng đọng tại một làng quê nhỏ.

Vương Bồ Đào để lại ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho độc giả. Chọn thời cải cách làm bối cảnh chính nhưng Nghiêm Ca Cầm không đặt nặng cảm hứng phê phán hiện thực mà muốn đưa cái nhìn phản đề thông qua nhân vật nữ chính. Từ sự hồn nhiên của Vương Bồ Đào, từng lớp vỏ hiện thực được bóc tách, gợi cho độc giả nhiều ý nghĩ vượt trên con chữ.

Dưới mắt các nhân vật khác trong truyện, Bồ Đào luôn là kẻ yếu, chịu đựng sự xâm phạm của ngoại lực. Nhưng cũng như Mẹ Đất, Bồ Đào lặng lẽ và quyết liệt chuyển hóa tất cả tác động xấu của ngoại lực thành nguồn sống dạt dào. Cô đã nuôi dưỡng Nhị Đại - bố chồng mình, suốt 15 năm trước sự săn tìm của những kẻ quyền hành trong thôn. Lúc cương, lúc nhu, Bồ Đào lặng lẽ chinh phục mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ cô tự giao cho mình.

Sự giày vò của quyền lực chính trị lên tâm hồn nhân vật không hề làm biến dạng phẩm chất vốn có của Vương Bồ Đào. Cô có ăn cắp của thôn, nhưng là để cứu mình, cứu bố chồng và cả những người quanh cô. Cô có giết người, nhưng đó là kẻ đáng chết vì sự sống xứng đáng của những người khác. Vương Bồ Đào hành xử theo chuẩn mực của cô, những chuẩn mực đó không phải lúc nào cũng trùng khớp với chuẩn mực của xã hội mà cô đang sống, một xã hội luôn biến động bởi sự chi phối của nhiều thế lực. Quan hệ tình cảm - tình dục giữa Vương Bồ Đào và Sử Đông Hi, Sử Xuân Hi, lão Phổ, ThiếuDũng đều hết sức tự nhiên và không hề gợi cảm giác trần tục. Những quan hệ đó nhưsự tất yếu phải có và người đọc có thể chia sẻ với Vương Bồ Đào.

Nếu con ngườitrí thức tiểu tư sản (nói riêng) và con người nói chung hầu như không thể thoát khỏi vòng cương tỏa của chính trị với các hình thức của nó, thì Vương Bồ Đào hoàn toàn không bị vòng kim cô quyền lực chi phối. Chính vì thế mà nhân vật này có thể được xem là một truyền kì cá nhân trong một giai đoạn xã hội ba đào.

Có lẽ, Người quả phụ thứ 9, với tình cảm từ Vương Bồ Đào, đã sưởi ấm tâm hồn độc giả vốn đã bị đặt trong cái thế chênh chao vì một không gian nghệ thuật đem đến hàng loạt dằn vặt, hoài nghi của truyện.

Vi Hạ

Mời các bạn mượn đọc sách Người Quả Phụ Thứ Chín của tác giả Nghiêm Ca Linh (Nghiêm Ca Cầm).