Năm 1944, đầu tháng 5, trời tối một lát thì có tiếng còi báo động thổi rang tất cả vùng Sài-Gòn, Chợ-Lớn, Gia-Định. Tuân theo luật phòng-thủ thụ-động, ai cũng lo đóng cửa tắt đèn đặng xuống hầm.
Tiếng còi dứt rồi thì quang cảnh im-lìm, châu thành vắng hoe chẳng khác nào bãi sa-mạc.
Cách chẳng bao lâu, mấy đoàn phi-cơ tiếp nhau bay ù-ù trên không-phận Sài-Gòn thả bom xuống nổ tưng-bừng từ Xóm-Chiếu qua phía chợ Bến-Thành làm cho nhơn-dân đều kinh hồn khiếp vía.
Đến sáng người ta đồn vang có nhiều nhà tang hoang, có nhiều người vong mạng. Tôi tò-mò đi xem. Ôi thôi ! Tôi rất đau đớn mà nhận thấy tai-nạn chiến-tranh tàn khốc của thiên-hạ gây ra cho lương-dân Việt-Nam phải gánh chịu.
Vừa đau lòng, vừa tức trí, tôi thả bước đi cho giải khuây, không cần tính đi đâu. Tình-cờ vô tới khúc đường Frère Louis, tôi chợt thấy một dãy phố cũ-kỹ, thấp thỏi, tôi dừng bước và ngó vào. Đây là chỗ tôi ở một thời gian, cách 34 năm về trước.
Những kỷ-niệm xưa phát hiện rõ-ràng trước mắt tôi. Dãy phố 10 căn tuy cũ song vẫn còn nguyên như xưa. Căn bìa đây là căn nhà của bà Phán Lý ở. Bà là một sương phụ tuổi lối 50, bà ở với cô Thiên-Hương, con gái của bà chừng 20 tuổi, tuấn-tú dung-nhan, đoan-trang hạnh-kiểm. Bà Phán Lý luôn luôn mặc y-phục trắng bằng lụa trắng. Bà ít khi ra đường, lại cũng ít tới nhà ai mà chơi. Còn cô Thiên-Hương thì ngày như đêm cô cứ cặm-cụi thêu khăn lụa và thêu mặt giầy để gởi cho mấy tiệm bán.
Căn kế đó là căn của thầy Chung ở. Thầy trẻ tuổi, đẹp trai, học đã có bằng Thành-chung mà chưa có vợ, lại mồ-côi cha mẹ, cũng không có anh em. Thầy ở đây một mình, thầy làm việc trong một nhà in lớn ở đường Kinh-Lấp, lương mỗi tháng 25 đồng. Thầy nói thầy ăn cơm tháng tại quán dì hai ở đường hẻm d’Ormay, không ai biết dì tên chi, thấy dì mập-mạp nên gọi tên dì là «Dì Hai phì lủ». Ăn cơm hai bữa, trưa được nghỉ trên lầu, phải trả cho dì mỗi tháng 10 đồng.
Căn kế nữa thì vợ chồng chú thợ Tư ở. Chú làm thợ mộc trong một nhà thuốc tây ngoài đường Catinat, chú chuyên đóng thùng để gởi thuốc xuống lục tỉnh.
Tôi ở căn khít với chú thợ Tư đây, ở gần hai năm êm ấm vô cùng.
Còn 6 căn kế thì thầy giáo, thầy ký, thầy thông thuộc các sở ở, ai cũng có vợ như tôi, có thầy lại được mụn con nhỏ ban đêm khóc chói-lói.
Hồi đó số lương của mấy thầy chỉ có vài ba chục, mỗi tháng phải trả tiền phố hết 5 đồng. May nhờ giá sanh-hoạt rẻ, lại cũng nhờ biết tiện-tặn. không coi hát bóng, không ngồi nhà hàng, nên ai cũng sống được.
Lần bước về nhà, những cảnh trông thấy hôm nay, với những tưởng nhớ ngày xưa cứ trạo-trực trong trí tôi hoài, làm cho tôi ngẩn-ngơ lơ-lửng.
Tối lại, ngoài sân nước mưa hè rỉ-rả không dứt. Trên án thắp đèn dầu phộng bủa yến sáng tuy không tỏ, song cũng đủ đọc sách viết văn được.
Ngồi bên bóng đèn leo-lét, tôi hồi tưởng đến mấy người quen năm xưa cùng tôi chung sống trong dãy phố đường Frère Louis. Tôi nhớ chuyện thầy Chung với mẹ con bà Phán Lý, tôi bắt tức cười. Tôi cười là vì ba người nầy mường-tượng như nhơn-vật trong chuyện «La Cure de Misère“ của nhà văn-hào Pháp là François Coppé.
Tôi liền lấy giấy ra viết chuyện thầy Chung, viết đặng quên thảm-họa của lương-dân vô tội mà bị sát hại rất đau, rất ức.
***
Tóm tắt
Tiểu thuyết Thầy Chung Trúng Số kể về câu chuyện của thầy Chung, một thanh niên trẻ tuổi, đẹp trai, học giỏi nhưng mồ côi cha mẹ, sống một mình. Thầy Chung làm việc trong một nhà in với mức lương 25 đồng/tháng. Hàng ngày, thầy ăn cơm trưa tại quán của dì Hai phì lủ.
Một ngày nọ, thầy Chung đi mua sắm ở chợ thì gặp bà Phán Lý, một góa phụ có con gái xinh đẹp là Thiên Hương. Bà Phán Lý bị thu hút bởi vẻ ngoài lịch lãm của thầy Chung nên đã ngỏ ý muốn gả Thiên Hương cho thầy.
Ban đầu, thầy Chung không đồng ý vì nghĩ rằng mình không xứng đáng với Thiên Hương. Tuy nhiên, sau khi nghe bà Phán Lý kể về hoàn cảnh của Thiên Hương, thầy Chung đã đồng ý.
Hai người kết hôn và sống hạnh phúc bên nhau. Thầy Chung tiếp tục làm việc trong nhà in, còn Thiên Hương ở nhà chăm lo cho gia đình.
Một ngày nọ, thầy Chung trúng số độc đắc với số tiền 100.000 đồng. Thầy Chung quyết định dùng số tiền này để giúp đỡ những người nghèo khó.
Thầy Chung mở một trường học miễn phí cho những trẻ em nghèo. Thầy cũng quyên góp tiền để xây dựng cầu cống, đường xá, giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Sự tốt bụng của thầy Chung đã khiến cho mọi người yêu mến. Thầy được mệnh danh là “Thầy Chung trúng số”.
Đánh giá
Tiểu thuyết Thầy Chung Trúng Số là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm đã thể hiện được những nét đặc trưng của văn học Nam bộ giai đoạn giao thời 1900-1930.
Thứ nhất, tác phẩm đã thể hiện được sự giao thoa của văn học trung đại và văn học hiện đại. Trong tác phẩm, ta vẫn thấy được những yếu tố của văn học trung đại như lối kể chuyện truyền thống, những lời bình luận của tác giả,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, tác phẩm cũng có những yếu tố của văn học hiện đại như việc khắc họa tâm lý nhân vật, xây dựng tình huống truyện,…
Thứ hai, tác phẩm đã phản ánh được những vấn đề của xã hội Nam bộ giai đoạn giao thời. Đó là những vấn đề như vấn đề nghèo đói, vấn đề hôn nhân gia đình, vấn đề người phụ nữ,…
Thứ ba, tác phẩm đã thể hiện được tài năng của Hồ Biểu Chánh trong việc xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm đều được xây dựng một cách chân thực, sinh động, có cá tính riêng.
Nhìn chung, tiểu thuyết Thầy Chung Trúng Số là một tác phẩm đáng đọc. Tác phẩm đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam.
Đánh giá chi tiết
Kết luận
Tiểu thuyết Thầy Chung Trúng Số là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Tác phẩm đã thể hiện được những nét đặc trưng của văn học Nam bộ giai đoạn giao thời 1900-1930.
Tác phẩm đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam.
### Mời các bạn mượn đọc sách Thầy Chung Trúng Số của tác giả Hồ Biểu Chánh.